Hàng chục di sản vật thể, phi
vật thể của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Tuy
nhiên, thời gian qua đã xảy ra không ít vụ việc xâm hại, bức tử di sản
hoặc có những di sản được phong danh rồi bỏ đó.
|
|
Không nên giữ di sản theo cách đông cứng
PGS - TS. Đặng Văn Bài, thành viên Hội
đồng Di sản văn hóa quốc gia, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam
cho rằng: Phải nhận thức giá trị di sản văn hóa từ góc độ người đương
đại, tức là di sản văn hóa ấy được tu bổ nhằm phục vụ nhu cầu của con
người trong xã hội này, góp phần phát triển xã hội hiện đại. Chúng ta
phải xem cuộc sống hôm nay cần gì ở những di sản văn hóa truyền thống,
và phải giữ gìn thế nào cho phù hợp, chứ đừng hiểu giữ gìn tức là giữ
cho di sản… đông cứng lại.
Vẫn theo ông Bài, sở dĩ thời gian qua
có nhiều vụ vi phạm trong tu bổ di tích bởi chúng ta đang thiếu về mặt
nhân lực. Do đó, việc cần thiết lúc này là phải đào tạo kiến trúc sư tư
vấn, thiết kế, giám sát thi công là chính. Còn với thợ thủ công thì hiện
chúng ta có thừa những thợ cả có tay nghề cao. Và phương châm tốt nhất
vẫn là sử dụng những thợ có tay nghề ở địa phương trong công tác trùng
tu di tích.
Cộng đồng đóng vai trò trung tâm
Năm nay, Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
sẽ tập trung vào việc tuyên truyền phổ biến, phát huy và giới thiệu
những giá trị di sản văn hóa của các dân tộc ít người. Do đó, điểm nhấn
trong chuỗi hoạt động tôn vinh di sản là giới thiệu những giá trị văn
hóa đặc sắc của đồng bào Chăm. Ông Nguyễn Đình Lợi, Phó Ban quản lý Làng
Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam nhận định: Hoạt động này nhằm
giới thiệu với nhân dân cả nước, bạn bè quốc tế những giá trị văn hóa
đặc sắc của Việt Nam nói chung và đồng bào Chăm nói riêng; tôn vinh giá
trị văn hóa vật thể, phi vật thể, góp phần tăng cường đoàn kết, gắn bó
giữa các dân tộc…
Một câu hỏi lớn cũng đang được đặt ra
là phải bảo tồn và phát huy thế nào để di sản sống được trong dòng chảy
của xã hội hiện đại. Lý giải điều này, TS. Lê Thị Minh Lý - Giám đốc
Trung tâm Nghiên cứu và phát huy giá trị di sản văn hóa cho rằng: Cộng
đồng chính là chủ thể, là trung tâm trong việc gìn giữ các giá trị văn
hóa. Cộng đồng chính là người làm ra các giá trị văn hóa, vì vậy không
nên hành chính hóa các nguyên tắc bảo tồn di sản mà cộng đồng đang gìn
giữ và phát huy từ hàng ngàn đời nay.
Nguồn: Tuấn Kiệt
|
Home »
Di sản Văn hoá
,
Làng văn hóa cấc dân tộc Việt Nam
,
Sở VHTT và DL
,
Sự kiện sắp tới
,
Sự kiện tháng 11
,
Tin tức
,
Văn hóa Việt
» Để di sản sống trong dòng chảy hiện đại (16/11/2012)
Để di sản sống trong dòng chảy hiện đại (16/11/2012)
Written By Trangia Event on Thứ Năm, 15 tháng 11, 2012 | 23:22
Nhãn:
Di sản Văn hoá,
Làng văn hóa cấc dân tộc Việt Nam,
Sở VHTT và DL,
Sự kiện sắp tới,
Sự kiện tháng 11,
Tin tức,
Văn hóa Việt
0 nhận xét:
Đăng nhận xét