Một số kiến thức về Event cần nắm bắt - Kiến thức tổ chức sự kiện | Kinh nghiệm tổ chức sự kiện | Tổ chức sự kiện chuyên nghiệp
Home » , , , , , » Một số kiến thức về Event cần nắm bắt

Một số kiến thức về Event cần nắm bắt

Written By Trangia Event on Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012 | 19:42


Trangia-Event- Một số kiến thức Event cần nắm bắt
Hoạt động sân khấu tại Nhà văn hoá là một trong những hình thức luôn thu hút được đông đảo quần chúng tham gia. Tuy vậy, để mảng hoạt động này phát huy được hiệu quả thì đòi hỏi người tổ chức phải nắm được một số kiến thức cơ bản về nghiệp vụ của sân khấu.

1) Công tác đạo diễn:
Đạo diễn nói một cách nôm na tức là người dàn dựng sân khấu (Migiăngsen). Muốn đàn dựng được, trước hết trong tay chúng ta phải có kịch bản. Khi đã có một kịch bản như mong muốn, đáp ứng được yêu cầu đã đề ra để phục vụ nhiệm vụ chính trị hoặc một mục đích nào đó, công việc tiếp theo là người đạo diễn phải nghiên cứu kỹ kịch bản và hình thành ý đồ đạo diễn.
a) Ý đồ đạo diễn là gì?
Ý đồ đạo diễn là những dự kiến ban đầu về vở diễn của người đạo diễn, những dự kiến đó chứa đựng cảm xúc và đã được lý trí soi sáng. Ý đồ đạo diễn ví như bản thiết kế căn nhà của người xây dựng vậy
b) Những vấn đề mà đạo diễn cần phải làm trước khi bắt tay vào dàn dựng:
- Xử lý kịch bản: Đạo diễn đọc kịch bản (có thể cùng tác giả) để thêm hoặc bớt lời cho phù hợp với logic hành động của nhân vật. Nhất là những đoạn thiếu kịch tính, thiếu hành động thì cần phải bỏ hoặc thêm lớp, sửa lớp.
- Xác định chủ đề tư tưởng, nhiệm vụ tối cao. (Nhiệm vụ tối cao tức là cái mà tác phẩm sân khấu đạt được).
- Tìm mô hình vở diễn, bao gồm: kết cấu vở diễn, thủ pháp sân khấu, không khí, tiết tấu kịch, âm nhạc, hội họa, ánh sáng, đạo cụ.v.v.
- Tìm hình tượng của vở kịch, bố cục vị trí của sân khấu, xử lý các sự kiện, tình huống, cao trào, kết thúc.
- Xác định, khai thác hành động, dây chuyền hành động nhân vật, xây dựng hình tượng nhân vật.
c) Những khâu chính trong dàn dựng.
- Làm việc với diễn viên, hướng dẫn từng diễn viên cách thể hiện nhân vật.
- Làm việc với hoạ sĩ về trang trí, phối cảnh, màn lớp phục trang và đạo cụ biểu diễn của diễn viên.
- Làm việc với nhạc sĩ về nhạc nền, nhạc hát (nếu có ca kịch).v.v...
- Làm việc với tổ kỹ thuật về ánh sáng, tiếng động cho sân khấu.
- Tổ chức sơ duyệt, tổng duyệt và công diễn.
Từ những ý đồ nằm trong tâm trí đạo diễn cho đến khi tác phẩm hoàn thành được biểu diễn trước công chúng là cả một quá trình lao động nghệ thuật vất vả của cả một tập thể diễn viên và nhạc công, trong đó thể hiện rõ vai trò của người đạo diễn. Ý đồ đạo diễn càng chuẩn bị tỷ mỉ, kỹ càng bao nhiêu thì càng thuận lợi cho công tác dàn dựng bấy nhiêu. Đương nhiên, giữa ý đồ ban đầu cũng như khi thực hiện trên sân khấu, hoặc qua làm việc với nhạc sĩ, hoạ sĩ, biên đạo múa có thể có những điều chỉnh chút ít song không được làm hỏng ý đồ. Người đạo diễn giỏi là biết hướng tất cả sự sáng tạo của diễn viên cũng như tất cả các thành phần nghệ thuật khác tham gia vào mục đích của mình. Đó là tuân thủ chủ đề tư tưởng và nhiệm vụ tối cao.
Nhà viết kịch là tác giả kịch bản, đạo diễn tác giả của vở diễn. Đạo diễn là người chuyển ngôn ngữ văn học của kịch bản thành ngôn ngữ sân khấu. Trong thực tế muốn có một vở kịch hay thì không thể thiếu bàn tay người đạo diễn.
2. Các bước làm việc với diễn viên:
Mỗi đạo diễn có một phương pháp làm việc với diễn viên. Tuy vậy, công việc này đều tuân theo nguyên tắc chung là:
- Đạo diễn phải giúp cho diễn viên tìm hiểu, phân tích mọi mặt của nhân vật như lý lịch, cá tính, tư tưởng, tình cảm, ước muốn, vai trò trách nhiệm của nhân vật trong kịch, giúp diễn viên thể hiện nhân vật từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
- Dành sự chủ động, sáng tạo, thể nghiệm nhân vật cho diễn viên, trên cơ sở những gợi ý và thị phạm đường nét.
- Sử dụng đạo cụ cũng như các phương tiện phụ trợ khác chỉ khi nào thật cần, không có không được với câu hỏi luôn đặt ra là: Những thứ này có tham gia vào hành động kịch không? Những thứ đó có giúp gì cùng diễn viên, làm giàu thêm tiếng nói sân khấu hay không?
Quá trình dàn dựng vở là quá trình đạo diễn hướng dẫn diễn viên vào vai, nhập vai, tức là thể nghiệm nhân vật. Đó là quá trình đạo diễn sử dụng mọi phương tiện trong tay để thực hiện ý đồ. Công việc dàn dựng thường tiến hành theo thứ tự các giai đoạn sau:
- Cho diễn viên thoại lời.
- Điều chỉnh đài từ, ngữ điệu diễn viên.
- Xác định hoàn cảnh quy định.
- Xác định hành động nhân vật.
- Tổ chức xung đột, sự biến, sự kiện, cao trào.
- Phối hợp ánh sáng, âm nhạc, đạo cụ, phục trang, tiếng nói và các yếu tố phụ trợ khác.
- Hoàn chỉnh vở diễn.
Trên đây là một số nghiệp vụ cơ bản khi tiến hành hoạt động sân khấu trong nhà văn hoá. Sân khấu là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, mang tính tập thể cao. Muốn buổi biểu diễn thành công thì người đạo diễn phải biết huy động hết khả năng sáng tạo của các thành phần tham gia, không được coi nhẹ bất cứ một khâu đoạn nào, một bộ phận nào trong quá trình hoạt động sân khấu tại nhà văn hoá.
Nguồn: Sưu tầm

Share this article :

0 nhận xét:

Đăng nhận xét