Chiếc áo bà ba là y phục đặc trưng đồng hành cùng người phụ nữ Nam bộ từ bao đời nay. Hình
ảnh chiếc áo bà ba gợi cho người ta nghĩ ngay đến vẻ đẹp thuần hậu, mộc
mạc, dịu dàng của người phụ nữ trên vùng quê sông nước.
Ngược dòng lịch sử, trở về mảnh đất Nam Bộ xưa kia cũng là tìm về gốc tích của chiếc áo bà ba. Không như người miền Bắc mặc váy, yếm, hay áo tứ thân..., bộ y phục thường ngày của người Nam bộ thế kỷ XVIII là áo ngắn và quần dài. Về sau, đến thế kỷ XIX đã có sự cải tiến quan trọng cho bộ y phục ban đầu ấy thành bộ y phục thông dụng đó là bộ quần áo có tên bà ba. Bộ bà ba đen, khăn rằn và nón lá đã kết hợp với nhau trở thành nét biểu trưng đặc sắc cho vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp văn hoá của người phụ nữ Nam bộ nói riêng và người phụ nữ Việt Nam.
Áo bà ba vốn là áo không cổ. Thân áo phía sau may bằng một mảnh vải nguyên, thân trước gồm hai mảnh, ở giữa có hai dải khuy cài chạy dài từ trên xuống . Áo chít eo, xẻ tà vừa phải ở hai bên hông. Độ dài của áo chỉ trùm qua mông, gần như bó sát thân.
Nút áo bà ba cũng đa dạng và biến đổi theo mỗi giai đoạn. Trước đây, người ta thường sử dụng kiểu nút áo truyền thống là nút bắm. Hiện nay, người thợ may thiết kế nhiều kiểu nút hơn như loại nút có hình dáng xuất phát từ kiểu áo xẩm của người phụ nữ Trung Hoa. Tuy nhiên, loại nút áo truyền thống được sử dụng từ xua đến nay vẫn luôn tồn tại.
Có thể nói, hình ảnh người con gái trong chiếc áo bà ba, nghiêng nghiêng vành nón lá, kết hợp với chiếc quần đen vừa chấm gót như làm tăng thêm vẻ đẹp thuần khiết của người phụ nữ Nam Bộ. Trong những đường nét mộc mạc của chiếc áo bà ba như diễn tả một phẩm hạnh, một giá trị vĩnh cửu của người phụ nữ Việt Nam.
Ngược dòng lịch sử, trở về mảnh đất Nam Bộ xưa kia cũng là tìm về gốc tích của chiếc áo bà ba. Không như người miền Bắc mặc váy, yếm, hay áo tứ thân..., bộ y phục thường ngày của người Nam bộ thế kỷ XVIII là áo ngắn và quần dài. Về sau, đến thế kỷ XIX đã có sự cải tiến quan trọng cho bộ y phục ban đầu ấy thành bộ y phục thông dụng đó là bộ quần áo có tên bà ba. Bộ bà ba đen, khăn rằn và nón lá đã kết hợp với nhau trở thành nét biểu trưng đặc sắc cho vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp văn hoá của người phụ nữ Nam bộ nói riêng và người phụ nữ Việt Nam.
Áo bà ba vốn là áo không cổ. Thân áo phía sau may bằng một mảnh vải nguyên, thân trước gồm hai mảnh, ở giữa có hai dải khuy cài chạy dài từ trên xuống . Áo chít eo, xẻ tà vừa phải ở hai bên hông. Độ dài của áo chỉ trùm qua mông, gần như bó sát thân.
Nút áo bà ba cũng đa dạng và biến đổi theo mỗi giai đoạn. Trước đây, người ta thường sử dụng kiểu nút áo truyền thống là nút bắm. Hiện nay, người thợ may thiết kế nhiều kiểu nút hơn như loại nút có hình dáng xuất phát từ kiểu áo xẩm của người phụ nữ Trung Hoa. Tuy nhiên, loại nút áo truyền thống được sử dụng từ xua đến nay vẫn luôn tồn tại.
Có thể nói, hình ảnh người con gái trong chiếc áo bà ba, nghiêng nghiêng vành nón lá, kết hợp với chiếc quần đen vừa chấm gót như làm tăng thêm vẻ đẹp thuần khiết của người phụ nữ Nam Bộ. Trong những đường nét mộc mạc của chiếc áo bà ba như diễn tả một phẩm hạnh, một giá trị vĩnh cửu của người phụ nữ Việt Nam.
Mời
độc giả chiêm ngưỡng nét đẹp duyên dáng dịu dàng của chiếc áo bà ba
được các người đẹp miền sông nước tôn vinh - một màu sắc rất riêng của
Hoa Khôi Đồng Bằng 2012:
Người đẹp Nguyễn Thị Tuyết Ngọc lọt vào Top 5 người đẹp nhất
Người đẹp qua ảnh Diệp Hồng Đào
Hoa khôi Đồng bằng 2012 trong phần thi áo bà ba
Á khôi 1 Nguyễn Thị Thanh Thùy - Vĩnh Long
Á khôi 2 Nguyễn Thị Phương Uyên (Bến Tre) trong phần thi áo ba ba rất ấn tượng với hoa dừa trên tay
10 người đẹp nhất
Nguồn: Sưu tầm
1 nhận xét:
Nhìn đậm chất miền tây nam bộ
in decal tpHCM
Đăng nhận xét