Việt Nam là đất nước có lịch sử hào hùng và là
cái nôi văn hóa nghệ thuật của khu vực Đông Nam Á. Trải qua
nhiều biến động về chính trị, xã hội, các thế hệ tổ tiên
chúng ta với bản lĩnh kiên cường vẫn quyết tâm gìn giữ những
nét văn hóa riêng của dân tộc mình. Tuy nhiên, giới trẻ ngày nay
không những bị ảnh hưởng quá nhiều của các luồng văn hóa
nước ngoài, mà còn thiếu hiểu biết và xem thường dẫn đến nguy
cơ biến mất của những loại hình văn hóa ông cha để lại.
May thay, việc Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO đứng ra công nhận và bảo tồn các di sản văn hóa thế giới đã mở ra cơ hội giúp chúng ta có thể bảo tồn và khôi phục lại các loại hình văn hóa nghệ thuật này. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu một số loại hình văn hóa phi vật thế nhân loại của Việt Nam đã và sắp được UNESCO công nhận, giúp bạn thêm hiểu biết và yêu quý các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Đặc điểm của các di sản văn hóa phi vật thể nhân loại
Mỗi di sản văn hóa phi vật thể muốn có tên trong danh sách "Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại" phải được một hoặc nhiều quốc gia đề cử tới UNESCO trước khi được đưa ra xem xét bởi một ủy ban chuyên biệt. Những di sản được công nhận phải có những đặc điểm và giá trị sau:
• Kiệt tác có giá trị đặc biệt do nhân loại sáng tạo nên.
• Có sức ảnh hưởng lan tỏa trong cộng đồng và sự độc đáo của bản sắc văn hóa.
• Tính ứng dụng, các chất lượng kỹ thuật và các khả năng mang lại hiệu quả.
• Mang giá trị như một chứng nhân độc đáo cho truyền thống văn hóa;
• Có nguy cơ biến mất do thiếu phương tiện bảo vệ và do quá trình đô thị hóa hay do tiếp biến văn hóa. Vấn đề này phải được các quốc gia thể hiện trong các biện pháp quản lý và chương trình hành động.
Tính đến nay, VN đã có 4 di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại là Nhã nhạc Cung đình Huế, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Dân ca quan họ Bắc Ninh, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc trong tổng số 213 di sản đã được UNESCO công nhận.
1/ Nhã nhạc Cung đình Huế
Ngày 7/11/2003, lần đầu tiên một di sản phi vật thể của Việt Nam đã được công nhận là di sản nhân loại với mục “Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại”. Đó là Nhã nhạc Huế, kiệt tác âm nhạc cung đình, cô đọng những tinh hoa của âm nhạc chính thống Việt Nam và có nguy cơ biến mất.
May thay, việc Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO đứng ra công nhận và bảo tồn các di sản văn hóa thế giới đã mở ra cơ hội giúp chúng ta có thể bảo tồn và khôi phục lại các loại hình văn hóa nghệ thuật này. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu một số loại hình văn hóa phi vật thế nhân loại của Việt Nam đã và sắp được UNESCO công nhận, giúp bạn thêm hiểu biết và yêu quý các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Đặc điểm của các di sản văn hóa phi vật thể nhân loại
Mỗi di sản văn hóa phi vật thể muốn có tên trong danh sách "Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại" phải được một hoặc nhiều quốc gia đề cử tới UNESCO trước khi được đưa ra xem xét bởi một ủy ban chuyên biệt. Những di sản được công nhận phải có những đặc điểm và giá trị sau:
• Kiệt tác có giá trị đặc biệt do nhân loại sáng tạo nên.
• Có sức ảnh hưởng lan tỏa trong cộng đồng và sự độc đáo của bản sắc văn hóa.
• Tính ứng dụng, các chất lượng kỹ thuật và các khả năng mang lại hiệu quả.
• Mang giá trị như một chứng nhân độc đáo cho truyền thống văn hóa;
• Có nguy cơ biến mất do thiếu phương tiện bảo vệ và do quá trình đô thị hóa hay do tiếp biến văn hóa. Vấn đề này phải được các quốc gia thể hiện trong các biện pháp quản lý và chương trình hành động.
Tính đến nay, VN đã có 4 di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại là Nhã nhạc Cung đình Huế, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Dân ca quan họ Bắc Ninh, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc trong tổng số 213 di sản đã được UNESCO công nhận.
1/ Nhã nhạc Cung đình Huế
Ngày 7/11/2003, lần đầu tiên một di sản phi vật thể của Việt Nam đã được công nhận là di sản nhân loại với mục “Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại”. Đó là Nhã nhạc Huế, kiệt tác âm nhạc cung đình, cô đọng những tinh hoa của âm nhạc chính thống Việt Nam và có nguy cơ biến mất.
Nhã nhạc là sự hòa hợp tối đa của nhạc, hát và múa. Các quy
định về quy mô dàn nhạc, cách thức diễn xướng, nội dung bài bản... của
Nhã nhạc đều rất chặt chẽ, phản ánh tính quy củ qua các định chế thẩm mỹ
rất cao. Hệ thống bài hát rất phong phú, với hàng trăm nhạc chương,
lời ca bằng chữ Hán do Bộ Lễ biên soạn. Nội dung thể hiện tư tưởng,
quan niệm triết lý của chế độ quân chủ, hướng về việc suy tôn
công đức, cầu sự thái bình thịnh trị…
Khi các nhạc chương được hát lên, có các đội ngũ Bát dật múa phụ họa với hơn 100 người, ăn mặc lộng lẫy tạo nên một khung cảnh uy nghi tráng lệ. Kèm theo đó là bản hòa tấu của nhiều nhạc cụ với quy mô hoành tráng như Đại nhạc với 42 nhạc sinh, Huyền nhạc với 26 nhạc sinh... Trong đó các nhạc cụ gõ như chuông, khánh, trống, chúc, ngữ đóng vai trò quan trọng, không chỉ trong hòa tấu mà trong việc mở đầu và kết thúc buổi trình diễn.
Nhã nhạc được coi là quốc nhạc của âm nhạc Việt Nam, có sức lan tỏa và ảnh hưởng lớn qua nhiều triều đại phong kiến ở Việt Nam. Nhã nhạc ra đời từ thời Lý (1010-1025), có hoạt động quy củ từ thời Lê (1427- 1788) và phát triển rực rỡ vào thời Nguyễn, đặc biệt dưới thời vua Minh Mạng (1820-1840). Nó được các triều đại quân chủ Việt Nam hết sức coi trọng, coi là một biểu tượng cho vương quyền về sự trường tồn và hưng thịnh của quốc gia. Nhã nhạc với các thể loại như Giao nhạc, Đại Yến, Miếu nhạc… trong các lễ tế đại triều, thường triều, mừng thọ, lễ đăng quang, lễ tang, lễ tiếp đón sứ thần…
Tuy nhiên, cùng với sự sụp đổ của chế độ phong kiến Việt Nam, nhã nhạc ngày nay đã mất đi diện mạo xưa, bị mờ nhạt và có nguy cơ biến mất. Việc được công nhận là di sản văn hóa UNESCO hứa hẹn sự bảo tồn và phục hồi nhã nhạc, thể loại âm nhạc bác học đỉnh cao của dân tộc.
2/ Cồng chiêng Tây Nguyên
Ngày 25-11-2005, văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên của Việt Nam, di sản thứ hai sau Nhã Nhạc Huế, được UNESCO công nhận là "Kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của nhân loại". Đây là loại hình văn hóa âm nhạc đặc sắc, gắn bó mật thiết với cuộc sống của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên.
Văn hóa cồng chiêng là hình thức sinh hoạt cộng đồng có từ lâu đời, gắn bó mật thiết với cuộc sống của các dân tộc Tây Nguyên. Theo nhiều nghiên cứu, văn hóa cồng chiêng bắt nguồn cồng đá, chiêng đá…. Không gian văn hóa cồng chiêng trải rộng suốt 5 tỉnh Tây Nguyên và chủ nhân của nó là các dân tộc Bana, Xê-đăng, M nông, Cơho, Ê đê, Giarai… Mỗi buôn làng có một đội cồng chiêng riêng phục vụ đồng bào trong những dịp sinh hoạt cộng đồng, lễ hội. Mỗi dân tộc lại sáng tạo ra những bản nhạc cồng chiêng khác nhau, mang đặc trưng của dân tộc mình.
Người Tây Nguyên với đôi tay tài hoa và tâm hồn yêu âm nhạc đã biến cồng chiêng - sản phẩm hàng hóa bình thường thành loại nhạc cụ tuyệt vời. Người chơi thể hiện tài năng trong việc đánh chiêng cũng như chế tác chiêng. Từ việc chỉnh chiêng đến tự diễn thành một dàn nhạc, cách chơi, cách trình diễn…đều điêu luyện dù không qua trường lớp nào. Mỗi chiếc cồng (có núm), chiêng (không có núm) là một nốt nhạc. Cồng chiêng có thể được dùng đơn lẻ hoặc dùng theo bộ từ 2 đến 12 chiếc, có khi 18 đến 20 chiếc. Dàn nhạc cồng chiêng gồm nhiều người, mỗi người chỉ đánh một chiếc cồng hoặc chiêng nhưng phối hợp rất nhịp nhàng, có thể diễn tấu những bản nhạc đa âm với nhiều hòa điệu và âm thanh vang xa.
Cồng chiêng là tiếng nói tâm linh, tinh thần, diễn tả những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống của người Tây Nguyêṇ. Họ coi mỗi chiếc cồng chiêng ẩn chứa một vị thần, cồng chiêng càng cổ thì vị thần càng quyền lực. Cồng chiêng là phương tiện tín ngưỡng dùng để giao tiếp với các đấng siêu nhiên, là thứ tài sản quý giá, biểu tượng của quyền lực và sự giàu có.
Cồng chiêng được đánh lên để mừng những ngày hội mùa màng như lễ mừng cơm mới, lễ đâm trâu…đến những lễ ma chay, cưới hỏi, thổi tai cho trẻ sơ sinh… Vào những ngày lễ tết, từ già trẻ gái trai quây quần bên đống lửa, vừa đánh cồng, gõ chiêng, vừa cùng nhau nhảy múa, uống rượu cần…tạo nên nét sinh hoạt văn hóa dân gian nổi bất nhất của vùng đất sử thi hùng tráng này.
3/ Dân ca Quan họ Bắc Ninh
Khi các nhạc chương được hát lên, có các đội ngũ Bát dật múa phụ họa với hơn 100 người, ăn mặc lộng lẫy tạo nên một khung cảnh uy nghi tráng lệ. Kèm theo đó là bản hòa tấu của nhiều nhạc cụ với quy mô hoành tráng như Đại nhạc với 42 nhạc sinh, Huyền nhạc với 26 nhạc sinh... Trong đó các nhạc cụ gõ như chuông, khánh, trống, chúc, ngữ đóng vai trò quan trọng, không chỉ trong hòa tấu mà trong việc mở đầu và kết thúc buổi trình diễn.
Nhã nhạc được coi là quốc nhạc của âm nhạc Việt Nam, có sức lan tỏa và ảnh hưởng lớn qua nhiều triều đại phong kiến ở Việt Nam. Nhã nhạc ra đời từ thời Lý (1010-1025), có hoạt động quy củ từ thời Lê (1427- 1788) và phát triển rực rỡ vào thời Nguyễn, đặc biệt dưới thời vua Minh Mạng (1820-1840). Nó được các triều đại quân chủ Việt Nam hết sức coi trọng, coi là một biểu tượng cho vương quyền về sự trường tồn và hưng thịnh của quốc gia. Nhã nhạc với các thể loại như Giao nhạc, Đại Yến, Miếu nhạc… trong các lễ tế đại triều, thường triều, mừng thọ, lễ đăng quang, lễ tang, lễ tiếp đón sứ thần…
Tuy nhiên, cùng với sự sụp đổ của chế độ phong kiến Việt Nam, nhã nhạc ngày nay đã mất đi diện mạo xưa, bị mờ nhạt và có nguy cơ biến mất. Việc được công nhận là di sản văn hóa UNESCO hứa hẹn sự bảo tồn và phục hồi nhã nhạc, thể loại âm nhạc bác học đỉnh cao của dân tộc.
2/ Cồng chiêng Tây Nguyên
Ngày 25-11-2005, văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên của Việt Nam, di sản thứ hai sau Nhã Nhạc Huế, được UNESCO công nhận là "Kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của nhân loại". Đây là loại hình văn hóa âm nhạc đặc sắc, gắn bó mật thiết với cuộc sống của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên.
Văn hóa cồng chiêng là hình thức sinh hoạt cộng đồng có từ lâu đời, gắn bó mật thiết với cuộc sống của các dân tộc Tây Nguyên. Theo nhiều nghiên cứu, văn hóa cồng chiêng bắt nguồn cồng đá, chiêng đá…. Không gian văn hóa cồng chiêng trải rộng suốt 5 tỉnh Tây Nguyên và chủ nhân của nó là các dân tộc Bana, Xê-đăng, M nông, Cơho, Ê đê, Giarai… Mỗi buôn làng có một đội cồng chiêng riêng phục vụ đồng bào trong những dịp sinh hoạt cộng đồng, lễ hội. Mỗi dân tộc lại sáng tạo ra những bản nhạc cồng chiêng khác nhau, mang đặc trưng của dân tộc mình.
Người Tây Nguyên với đôi tay tài hoa và tâm hồn yêu âm nhạc đã biến cồng chiêng - sản phẩm hàng hóa bình thường thành loại nhạc cụ tuyệt vời. Người chơi thể hiện tài năng trong việc đánh chiêng cũng như chế tác chiêng. Từ việc chỉnh chiêng đến tự diễn thành một dàn nhạc, cách chơi, cách trình diễn…đều điêu luyện dù không qua trường lớp nào. Mỗi chiếc cồng (có núm), chiêng (không có núm) là một nốt nhạc. Cồng chiêng có thể được dùng đơn lẻ hoặc dùng theo bộ từ 2 đến 12 chiếc, có khi 18 đến 20 chiếc. Dàn nhạc cồng chiêng gồm nhiều người, mỗi người chỉ đánh một chiếc cồng hoặc chiêng nhưng phối hợp rất nhịp nhàng, có thể diễn tấu những bản nhạc đa âm với nhiều hòa điệu và âm thanh vang xa.
Cồng chiêng là tiếng nói tâm linh, tinh thần, diễn tả những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống của người Tây Nguyêṇ. Họ coi mỗi chiếc cồng chiêng ẩn chứa một vị thần, cồng chiêng càng cổ thì vị thần càng quyền lực. Cồng chiêng là phương tiện tín ngưỡng dùng để giao tiếp với các đấng siêu nhiên, là thứ tài sản quý giá, biểu tượng của quyền lực và sự giàu có.
Cồng chiêng được đánh lên để mừng những ngày hội mùa màng như lễ mừng cơm mới, lễ đâm trâu…đến những lễ ma chay, cưới hỏi, thổi tai cho trẻ sơ sinh… Vào những ngày lễ tết, từ già trẻ gái trai quây quần bên đống lửa, vừa đánh cồng, gõ chiêng, vừa cùng nhau nhảy múa, uống rượu cần…tạo nên nét sinh hoạt văn hóa dân gian nổi bất nhất của vùng đất sử thi hùng tráng này.
3/ Dân ca Quan họ Bắc Ninh
Hôm nay 17/4, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bắc Ninh vinh dự đón nhận Bằng công nhận Dân ca Quan họ Bắc Ninh là Di sản văn hóa phi vật thể Đại diện của Nhân loại. Nhân dịp này congluan.vn trân trọng giới thiệu đến độc giả bài viết của TS Trần Văn Túy, Phó Bí thư Tỉnh ủy- Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh.
TS Trần Văn Túy, Phó Bí thư Tỉnh ủy- Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh.
Sau gần 5 năm (2005 – 2009) triển khai lập hồ sơ khoa học đề cử di sản, ngày 30/9/2009, tổ chức Văn hóa – Khoa học và Giáo dục của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã công nhận dân ca Quan họ Bắc Ninh là Di sản văn hóa phi vật thể Đại diện của Nhân loại.
Sự kiện này không những mang đến cho người dân Bắc Ninh nói riêng, đồng bào cả nước nói chung niềm vui, niềm tự hào dân tộc, đồng thời còn đặt ra nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi trách nhiệm hết sức lớn lao của các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là các cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản.
Vùng Bắc Ninh – Kinh Bắc trước đây được coi là một trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long, nơi đây đã hội tụ, sản sinh ra dân ca Quan họ Bắc Ninh- một loại hình nghệ thuật đặc sắc, độc đáo và tiêu biểu trong các hình thức diễn xướng dân gian của vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ.
Mỹ học trong dân ca Quan họ Bắc Ninh biểu hiện những quan niệm đẹp đẽ, trong sáng, chất phác về mối quan hệ giữa người với người thông qua thái độ tôn trọng nghĩa tình và lòng thủy chung son sắt.
Trong quá trình hình thành và phát triển, với sự sáng tạo tài tình, khéo léo của các nghệ nhân, dân ca Quan họ Bắc Ninh đã tiếp thu và phát triển trên nền tảng của nhiều loại hình dân ca khác để tạo nên một phong cách, một lối chơi đặc trưng riêng của dân ca Quan họ Bắc Ninh.
Sinh hoạt dân ca Quan họ Bắc Ninh đòi hỏi tính chất quy củ, khuôn phép chặt chẽ, tuân theo lề lối nhất định thông qua nhiều hình thức diễn xướng như: Hát canh, hát hội, hát chúc, hát mừng, hát thờ… Trong đó, hát canh và hát đối đáp là hai hình thức đặc trưng tiêu biểu và độc đáo của dân ca Quan họ Bắc Ninh.
Trong sáu tỉnh người đà chưa tỏ
Ngoài năm thành chỉ có Bắc Ninh
Yêu nhau trở lại xuân đình
Nghề chơi Quan họ có tinh mới tường.
Nhiều nhà nghiên cứ đánh giá nét độc đáo của dân ca Quan họ Bắc Ninh là truyền thống ứng tác nơi trình diễn. Trên các lời ca cũ, các liền anh, liền chị Quan họ có thể tác đặt lời để đối giọng, đối nghĩa. Với 213 giọng(điệu) khác nhau, dân ca Quan họ Bắc Ninh có tổng số giọng (điệu) cao nhất trong các loại hình dân ca Việt Nam.
Về phương diện bài ca, giới sưu tầm, nghiên cứu và cộng đồng các làng Quan họ xác nhận có chừng 400 bài ca. Lời một bài có hai phần: Lời chính và lời phụ. Lời chính là cốt lõi, phản ánh nội dung của bài ca, thường được sử dụng chất liệu của ca dao, thơ lục bát, dựa trên các điển tích, điển cố nên rất trau truốt, tinh tế. Lời phụ là tất cả những tiếng nằm ngoài lời ca chính, là tiếng đệm, tiếng đưa hơi như i, hi, ư, hư la vv… Những lời phụ, tiếng phụ bên cạnh những lời chính, tiếng chính nhằm làm cho tiếng hát trôi chảy, bổ sung ý nghĩa cho lời ca chính, làm cho lời ca thêm phong phú, linh hoạt, tăng cường tính nhạc của bài ca.
Quyết định số 4. COM 13.76- Ủy ban Chính phủ Công ước UNESCo 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể đã ghi: “Các bài quan họ thể hiện tinh thần, triết lý và bản sắc địa phương của cộng đồng ở trong vùng, thắt chặt mối quan hệ ở trong làng và giữa các làng cùng chia sẻ thực hành diễn xướng văn hóa này”.
Quan họ Bắc Ninh là loại dân ca nhiều làn điệu (chữ dùng của người Quan họ xưa là “nhiều giọng”). Mỗi một giọng (giai điệu âm nhạc) đều có lời ca riêng phù hợp. Giữa nhạc và lời gắn bó hữu cơ với nhau, lời chính là nhạc. Với việc sử dụng 4 kỹ thuật hát: vang, rền, nền, nảy, dân ca Quan họ Bắc Ninh đã đạt đến độ nhuần nhuyễn theo những quy chuẩn nhất định.
Người sáng tạo, người trình diễn hát dân ca Quan họ Bắc Ninh là những nông dân, nhưng khi trình diễn, thay bộ quần áo giản dị thường ngày, khoác lên mình bộ trang phục của người Quan họ. Trang phục của liền chị gồm có: nón, khăn vấn tóc, khăn mỏ quạ, yếm, áo tứ thân, váy, thắt lưng, đôi dép và xà tích; trang phục của Liền anh gồm: khăn xếp, ô lục soạn, áo, quần, dép. Các liền anh, liền chị đã tạo dựng cho mình những nét riêng của trang phục, phù hợp với quan điểm thẩm mỹ của người Quan họ.
“Việc ghi danh Di sản Quan họ Bắc Ninh vào danh sách đại diện góp phần đảm bảo tầm nhìn và nhận thức về truyền thống âm nhạc ở cấp độ địa phương, quốc gia và quốc tế, phát huy hội nhập xã hội và đẩy mạnh mối giao lưu các vùng, đối thoại văn hóa và tôn trọng sự đa dạng.” -TS Trần Văn Túy -
Đặc trưng tiêu biểu nhất của dân ca Quan họ Bắc Ninh là hát đối đáp nam, nữ, một cặp nam hát đối với một cặp nữ. Mỗi cặp nam hay nữ phân công người hát dẫn, người hát luồn nhưng giọng của hai người trong một cặp hát phải hòa âm, đồng thanh để nghe như một (tuy hai mà một). Trong hát dân ca Quan họ Bắc Ninh, một cặp nữ của làng này hát với một cặp nam của làng kia bằng một bài hát cùng giai điệu, khác về ca từ và đối giọng.
Các bài ca Quan họ là những bài ca với một chủ đề: tình yêu nam nữ, những lời ca mộc mạc, trữ tình, đằm thắm, gắn với không gian của đồng quê, lễ hội. Vì thế, bao đời nay, những bài dân ca Quan họ luôn cuốn hút và làm say đắm lòng người. Nỗi buồn man mác sâu lắng khi chia xa, nỗi vui mừng khôn xiết, sự thổn thức của con tim khi được gặp lại nhau sau thời gian xa cách thể hiện trong các lời ca Quan họ Bắc Ninh luôn chinh phục trái tim các thế hệ con người.
Để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản tỉnh Bắc Ninh tiếp tục đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về những giá trị đặc sắc và độc đáo của dân ca Quan họ Bắc Ninh dưới nhiều hình thức, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, nâng cao ý thức tự tôn, trách nhiệm của từng cá nhân, tập thể, các cộng đồng dân cư về bảo tồn và phát huy giá trị dân ca Quan họ Bắc Ninh.
Đặc biệt coi trọng vai trò truyền dạy của nghệ nhân, các nhu cầu sinh hoạt văn hóa Quan họ trong cộng đồng nên Tỉnh đã ban hành quy định về hình thức công nhận và tôn vinh các nghệ nhân dân ca Quan họ Bắc Ninh nhằm động viên, khích lệ các nghệ nhân làm tốt vai trò lưu giữ và truyền dạy dân ca Quan họ Bắc Ninh trong cộng đồng; chỉ đạo duy trì, nâng cao chất lượng, quy mô các hoạt động sinh hoạt văn hóa Quan họ như liên hoan, hội thi, hội diễn… từ cơ sở đến tỉnh; tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước nhằm định hướng hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị những cái hay, cái đẹp của di sản dân ca Quan họ Bắc Ninh, giữ gìn những giá trị nhân văn truyền thống vốn có trong sinh hoạt văn hóa Quan họ nói chung và dân ca Quan họ Bắc Ninh nói riêng.
Tỉnh sẽ xây dựng các dự án quy hoạch, bảo tồn, tôn tạo các không gian, những di tích lịch sử văn hóa, các thiết chế văn hóa, lễ hội truyền thống, phong tục, tập quán… trong các cộng đồng – nơi đã từng là môi trường, là không gian sản sinh và gắn kết với sự trường tồn của dân ca Quan họ; tiếp tục triển khai nhiệm vụ nghiên cứu, biên soạn và phát hành các tài liệu, ấn phẩm về những giá trị nhân văn đặc sắc và độc đáo trong dân ca Quan họ Bắc Ninh tới đông đảo công chúng, đặc biệt là các thế hệ trẻ – lực lượng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của dân ca Quan họ.
Đối với đoàn nghệ thuật truyền thống, tỉnh chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn dân ca Quan họ Bắc Ninh để làm nòng cốt trong các hoạt động thể nghiệm, trình diễn, giới thiệu dân ca Quan họ Bắc Ninh với công chúng; nghiên cứu xây dựng đề án thành lập Nhà hát Quan họ nhằm đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn, thể nghiệm và quảng bá về dân ca Quan họ Bắc Ninh.
Bảo tồn và phát huy giá trị của dân ca Quan họ Bắc Ninh là bảo tồn các yếu tố gốc như các bài ca Quan họ cổ, các hình thức sinh hoạt Quan họ, hình thức diễn xướng truyền thống, phong tục, tập quán… đồng thời cũng trân trọng các sáng tạo nghệ thuật mang âm hưởng của dân ca Quan họ Bắc Ninh phù hợp với nhịp sống đương đại, được cộng đồng thừa nhận, tạo nên sức sống mới cho dân ca Quan họ Bắc Ninh. Đó chính là sự cam kết của cộng đồng để chung tay bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa thế giới – “Dân ca Quan họ Bắc Ninh” để di sản văn hóa này trường tồn và lan tỏa.
4/ Hội Gióng
Là lễ hội lớn và đặc sắc tưởng nhớ Thánh Gióng, trong “Tứ Thánh bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Hội Gióng cũng là lễ hội độc nhất vô nhị của người Việt ở châu thổ Bắc bộ. Lễ hội độc đáo này được cộng đồng bảo tồn, truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, thể hiện khát vọng về một cuộc sống thịnh vượng cho mỗi gia đình, về một nền hòa bình cho quốc gia và thế giới. Hàng năm, Hội Gióng được tổ chức ở nhiều địa điểm thuộc địa bàn Hà Nội và khu vực lân cận, trong đó tâm điểm là Hội Gióng đền Sóc (nơi Thánh Gióng bay về trời) diễn ra từ ngày 6-8 tháng giêng âm lịch, với các nghi lễ: Rước hương hoa oản phẩm, giò hoa tre, voi chiến, cầu húc… Hội Gióng đền Phù Đổng (nơi sinh Thánh Gióng) diễn ra vào ngày 8 và 9/4 âm lịch như một kịch trường sống động, nổi bật với các màn diễn xướng dân gian đặc sắc, các đoàn rước, các trận đánh ước lệ ở bãi Đống Đàm, Soi Bia
Nguồn: Sưu tầm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét