Trống đồng Đông Sơn tiêu biểu cho nền Văn hóa Đông Sơn của người Việt cổ. Những chiếc trống này trong suốt hàng nghìn năm đã là văn vật tượng trưng cho tinh hoa văn hoá cũng như ý chí quật cường của dân tộc ta. Trong những nghi lễ trang nghiêm cũng như dịp hội hè vui vẻ, tiếng trống đồng trầm hùng vang vọng tạo ra một không khí uy nghi, làm tăng lòng tự hào dân tộc và làm cho kẻ thù phải khiếp sợ.
Quê hương của trống đồng Đông Sơn là miền Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam. Trống đồng Đông Sơn đã tồn tại trong khoảng thời gian từ thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên đến thế kỷ 6 sau Công Nguyên. Nó là sản phẩm đầy trí tuệ của người Việt cổ. Tổ tiên ta đã vượt lên những khắc nghiệt của thiên nhiên bằng sự dũng cảm, thông minh và sáng tạo hiếm có đã tạo nên kỹ thuật luyện kim đồng thau bản địa, nền văn hóa đồng thau vào loại bậc nhất Đông Nam Á. Và những chiếc trống đồng Đông sơn chính là sản phẩm của nền văn minh nông nghiệp phát triển ấy.
Trống đồng Việt Nam có nhiều loại hình, nhưng tất cả đều khởi nguồn từ trống Đông Sơn mà đỉnh cao là sự hoàn thiện kỹ thuật chế tạo là trống đồng Ngọc Lũ. Trống đồng là biểu hiện tập trung nhất những thành tựu trong sinh hoạt kinh tế, văn hóa, xã hội và quyền uy của một nhà nước được xác lập đầu tiên trên đất nước ta - Nhà Nước Hùng Vương. Trống đồng và những hình khắc họa trên trống đã giúp chúng ta ngày nay hình dung được đôi nét về cuộc sống của người Việt cổ ở thời xa xưa ấy. Hoa văn trên trống đồng có nhiều loại, kiểu bố trí hợp lý trên các phần mặt, tang và thân trống. Nó được các nhà nghiên cứu tìm hiểu, phân tích để làm một trong những cơ sở khoa học trong phân loại trống và khắc họa những nét sinh hoạt kinh tế, xã hội, văn hóa Đông Sơn thời bấy giờ.
MỘT HIỆN VẬT TIÊU BIỂU CỦA VĂN HOÁ NGƯỜI VIỆT CỔ
Trống Đồng Đông Sơn là một loại nhạc cụ dùng trong các buổi lễ hay khi đi đánh nhau. Trống đồng được tìm thấy ở nhiều nơi trên đất Việt Nam, như Thanh Hóa (Đông Sơn, 24 trống), Hà Đông (9 trống), Bắc Ninh, Cao Bằng (mỗi tỉnh 3 trống), Hà Nam, Hà Nội, Hoà Bình, Kiến An (mỗi nơi 2 trống), Nam Định, Lào Cai, Sơn Tây, Yên Bái, Hải Dương, Nghệ An, Thủ Dầu Một, Kontum (mỗi nơi một trống). Trống đồng đẹp nhất phải kể đến các trống Ngọc Lũ, Hoà Bình, và Hoàng Hạ.
Giữa mặt trống là hình ngôi sao, phần nhiều là sao 12 cánh, xen giữa các cánh sao là họa tiết lông công hoặc những đường vạch chéo có hình tam giác lồng vào nhau. Bao quanh các ngôi sao có hình người, vật, động vật và hoa văn hình học. Hoa văn hình học thường thấy là : đường chấm nhỏ, vành chỉ trơn, vòng tròn chấm giữa tiếp tuyến, vòng tròn đồng tâm chấm giữa có tiếp tuyến, hoa văn hình chữ gẫy khúc, hoa văn răng cưa và vạch ngắn song song
Thân trống thường có hình thuyền, hình vũ sĩ, hình một số chim, thú thông thường thì chỉ có hoa văn hình học.
Quai trống thường làm theo hình dây thừng bện.
Trống đồng Đông Sơn được phân loại theo sự phân bố của những hình khắc và hoa văn trên trống:
Nhóm A
Tiểu nhóm A1
Gồm 6 trống : Ngọc Lũ I, Hoàng Hạ, Sông Đà, Khai Hoá, Bản Thôm và Quảng Xương.
Đặc điểm:
Hình khắc phong phú, gồm hình người và động vật, trong đó hình người đóng vai trò chủ đạo
Tang trống khắc 6 chiếc thuyền và ở giữa thân trống có hình vũ sĩ đứng trong các ô chữ nhật.
Tang trống khắc 6 chiếc thuyền và ở giữa thân trống có hình vũ sĩ đứng trong các ô chữ nhật.
Hoa văn: Hoạ tiết lông công xen giữa các cánh sao, hoa văn hình chữ gãy khúc và có hoa văn răng cưa
DẤU ẤN CỦA TRIỀU ĐẠI HÙNG VƯƠNG TRÊN TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN
Trống đồng Đông Sơn làm chúng ta liên tưởng đén truyền thuyết người Việt và người Mường. Truyền thuyết "trăm trứng" của người Việt kể rằng Bố Rồng và Mẹ Âu chia làm đôi số 100 người con của mình: 50 con theo cha về biển, 50 con theo mẹ lên núi (tức là địa bàn Phong Châu), cử người con trưởng làm vua lấy hiệu là Hùng, đặt tên nước làVăn Lang, truyền được 18 đời đều gọi là vua Hùng. Truyền thuyết "Trăm Trứng" của người Mường (kể lại trong sử thi "Đẻ Đất Đẻ Nước" ) nói: 50 người con về miền đồng bằng trở thành tổ tiên người Việt; 47 người đi lên miền núi, họ là tổ tiên của các dân tộc miền núi, còn lại 3 người sinh ra từ những trứng đầu tiên: Tá Cài, Tá Cần, và Dạ Kịt. Sau khi anh cả là Tá Cài bị rắn cắn chết, các mường mời Tá Cần lên ngôi vua. Tá Cần lấy bà Chu Bà Chương sinh được 18 con: 9 con trai và 9 con gái. Họ trở thành lang (thủ lĩnh) và chia nhau đi coi giữ các bản Mường.
Qua hai truyền thuyết trên, chúng ta lưu ý đến con số 18. Các sách sử cổ của ta như Việt Nam thế chí, Đại Việt Sử lược, Đại Việt Sử ký Toàn thư...và ngọc phả Hùng Vương hiện lưu trử tại đền Hùng đều nói đến con số 18 đời vua Hùng. Truyền thuyết và phong tục cổ truyền của dân gian ta nhiều lần nhắc tới con số 18: Truyện Bánh chưng bánh giầy kể rằng vào cuối đời vua Hùng thứ 6, vua đã truyền ngôi, khônng phải cho con cả mà là cho con trai thứ 18, tên là Lang Chiêu, người đã làm được và đem dâng vua hai thứ bánh ngon lành và ngụ nhiều ý nghĩa.
Truyện Ông Dóng ghi lại chi tiết: người anh hùng làng Dóng bảo sứ giả của vua Hùng đúc cho ngựa sắt cao 18 thước, với ngựa này Dóng sẽ đi dẹp giặc.
Truyền thuyết về vua Thục An Dương và thành Cổ Loa cho biết vòng trong cùng của thành có 18 u hoả hồi.
Trong tục rước nõn nường phổ biến ở khá nhiều địa phương vùng trung du và miền đồng bằng Bắc Bộ, dân gian xưa mang đi trong đám rước 18 cái nõn và 18 nường (là những vật tượng trưng có ý nghĩa phồn thực).
Con số 18 được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong nhiều trường hợp khác nhau chắc có một vị trí quan trọng trong thế giới quan của người Việt cổ.
Tìm hiểu các trống đồng Đông Sơn, lại thấy thêm một điểm đặc sắc. Đếm kỹ số lượng chim trong các vành chim bay - loại chim được nhiều nhà nghiên cứu xem là vật tổ của người Việt cổ - thì mỗi vành có đúng 18 chim! Một điều rất lý thú nữa là: ở vành chim trên mặt trống sông Đà tìm được trong một bản Mường thuộc tỉnh Hoà Bình, lúc đầu nghệ nhân sơ ý nên chỉ chia vành ra 17 cung bằng nhau, khi khắc trên khuôn đúc đến hình chim thứ 16 thì chỉ còn lại có một đoạn, vì vậy bắt buộc nghệ nhân phải khắc hai hình chim vào đoạn cuối cùng này cho đủ số 18 chim (nếu không làm như vậy thì vành chỉ đủ chỗ cho 17 chim thôi).
Điều này một lần nữa cho thấy ý nghĩa rất quan trọng, rất cơ bản của con số 18 trong đời sống tinh thần người Việt cổ. Phải chăng con số 18 đời các vua Hùng là 18 dòng họ đầu tiên kết hợp với nhau trong liên minh bộ lạc Văn Lang, lấy tổ hợp bộ lạc chim - Rồng làm nồng cốt? Bản thân con số 18 có mặt trên trống đồng, sự hiện diện của 18 chim vật tổ trên các trống đồng cổ nhất, to nhất, đẹp nhất của trống Ngọc Lũ, trống Sông Đà, trống Khai Hoá... phải chăng đó là dấu ấn cụ thể của triều đại 18 vua Hùng, là căn cứ vật chất xác nhận sự tồn tại của thời đại Hùng Vương dựng nước.
TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN: TÁI HIỆN NỀN VĂN HOÁ VÀ XÃ HỘI LẠC VIỆT
Trống đồng Đông Sơn là sản phẩm của nền văn minh nông nghiệp phát triển. Những chiếc trống này là một hiện vật vô cùng qúy báu, một trong những niềm tự hào sâu sắc của văn minh Việt Nam, nói với chúng ta rất nhiều điều, hoặc sáng tỏ hoặc còn đầy bí ẩn, về cuộc sống và tâm hồn của tổ tiên ta.
Việc phát hiện ra những lưỡi cày đồng và những hình bò được khắc trên thân trống chứng tỏ thời kỳ này đã biết sử dụng sức kéo động vật vào canh tác nông nghiệp. Ngoài ra, các nghề đánh cá, săn bắn, chăn nuôi gia súc và sản xuất thủ công cũng phát triển trong thời kỳ này.
DẤU ẤN CỦA TRIỀU ĐẠI HÙNG VƯƠNG TRÊN TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN
Trống đồng Đông Sơn làm chúng ta liên tưởng đén truyền thuyết người Việt và người Mường. Truyền thuyết "trăm trứng" của người Việt kể rằng Bố Rồng và Mẹ Âu chia làm đôi số 100 người con của mình: 50 con theo cha về biển, 50 con theo mẹ lên núi (tức là địa bàn Phong Châu), cử người con trưởng làm vua lấy hiệu là Hùng, đặt tên nước làVăn Lang, truyền được 18 đời đều gọi là vua Hùng. Truyền thuyết "Trăm Trứng" của người Mường (kể lại trong sử thi "Đẻ Đất Đẻ Nước" ) nói: 50 người con về miền đồng bằng trở thành tổ tiên người Việt; 47 người đi lên miền núi, họ là tổ tiên của các dân tộc miền núi, còn lại 3 người sinh ra từ những trứng đầu tiên: Tá Cài, Tá Cần, và Dạ Kịt. Sau khi anh cả là Tá Cài bị rắn cắn chết, các mường mời Tá Cần lên ngôi vua. Tá Cần lấy bà Chu Bà Chương sinh được 18 con: 9 con trai và 9 con gái. Họ trở thành lang (thủ lĩnh) và chia nhau đi coi giữ các bản Mường.
Qua hai truyền thuyết trên, chúng ta lưu ý đến con số 18. Các sách sử cổ của ta như Việt Nam thế chí, Đại Việt Sử lược, Đại Việt Sử ký Toàn thư...và ngọc phả Hùng Vương hiện lưu trử tại đền Hùng đều nói đến con số 18 đời vua Hùng. Truyền thuyết và phong tục cổ truyền của dân gian ta nhiều lần nhắc tới con số 18: Truyện Bánh chưng bánh giầy kể rằng vào cuối đời vua Hùng thứ 6, vua đã truyền ngôi, khônng phải cho con cả mà là cho con trai thứ 18, tên là Lang Chiêu, người đã làm được và đem dâng vua hai thứ bánh ngon lành và ngụ nhiều ý nghĩa.
Truyện Ông Dóng ghi lại chi tiết: người anh hùng làng Dóng bảo sứ giả của vua Hùng đúc cho ngựa sắt cao 18 thước, với ngựa này Dóng sẽ đi dẹp giặc.
Truyền thuyết về vua Thục An Dương và thành Cổ Loa cho biết vòng trong cùng của thành có 18 u hoả hồi.
Trong tục rước nõn nường phổ biến ở khá nhiều địa phương vùng trung du và miền đồng bằng Bắc Bộ, dân gian xưa mang đi trong đám rước 18 cái nõn và 18 nường (là những vật tượng trưng có ý nghĩa phồn thực).
Con số 18 được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong nhiều trường hợp khác nhau chắc có một vị trí quan trọng trong thế giới quan của người Việt cổ.
Tìm hiểu các trống đồng Đông Sơn, lại thấy thêm một điểm đặc sắc. Đếm kỹ số lượng chim trong các vành chim bay - loại chim được nhiều nhà nghiên cứu xem là vật tổ của người Việt cổ - thì mỗi vành có đúng 18 chim! Một điều rất lý thú nữa là: ở vành chim trên mặt trống sông Đà tìm được trong một bản Mường thuộc tỉnh Hoà Bình, lúc đầu nghệ nhân sơ ý nên chỉ chia vành ra 17 cung bằng nhau, khi khắc trên khuôn đúc đến hình chim thứ 16 thì chỉ còn lại có một đoạn, vì vậy bắt buộc nghệ nhân phải khắc hai hình chim vào đoạn cuối cùng này cho đủ số 18 chim (nếu không làm như vậy thì vành chỉ đủ chỗ cho 17 chim thôi).
Điều này một lần nữa cho thấy ý nghĩa rất quan trọng, rất cơ bản của con số 18 trong đời sống tinh thần người Việt cổ. Phải chăng con số 18 đời các vua Hùng là 18 dòng họ đầu tiên kết hợp với nhau trong liên minh bộ lạc Văn Lang, lấy tổ hợp bộ lạc chim - Rồng làm nồng cốt? Bản thân con số 18 có mặt trên trống đồng, sự hiện diện của 18 chim vật tổ trên các trống đồng cổ nhất, to nhất, đẹp nhất của trống Ngọc Lũ, trống Sông Đà, trống Khai Hoá... phải chăng đó là dấu ấn cụ thể của triều đại 18 vua Hùng, là căn cứ vật chất xác nhận sự tồn tại của thời đại Hùng Vương dựng nước.
TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN: TÁI HIỆN NỀN VĂN HOÁ VÀ XÃ HỘI LẠC VIỆT
Trống đồng Đông Sơn là sản phẩm của nền văn minh nông nghiệp phát triển. Những chiếc trống này là một hiện vật vô cùng qúy báu, một trong những niềm tự hào sâu sắc của văn minh Việt Nam, nói với chúng ta rất nhiều điều, hoặc sáng tỏ hoặc còn đầy bí ẩn, về cuộc sống và tâm hồn của tổ tiên ta.
Việc phát hiện ra những lưỡi cày đồng và những hình bò được khắc trên thân trống chứng tỏ thời kỳ này đã biết sử dụng sức kéo động vật vào canh tác nông nghiệp. Ngoài ra, các nghề đánh cá, săn bắn, chăn nuôi gia súc và sản xuất thủ công cũng phát triển trong thời kỳ này.
Phần lớn những nơi phát hiện có trống đồng phân bố dọc theo triền những con sông lớn ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Trống có thể đã được phân phối bằng đường thuỷ.
Ngoài ra, trong xã hội Lạc Việt còn có tồn tại sự bất bình đẳng về tài sản. Điều này được phản ánh rõ ràng trong sự phân bố những hiện vật tuỳ táng ở các ngôi mộ giàu nghèo thuộc thời đại đồng thau.
- Quan niệm tôn giáo của người Việt cổ: tục sùng bái mặt trời và chim vật tổ
Ngôi sao trên mặt trống đồng là biểu trưng cho mặt trời mà tục thờ mặt trời là một hình thức của đạo sùng bái tự nhiên được phản ảnh rộng rãi trong phong tục tập quán cổ truyền của người Việt. Những hình người hoá trang thành chim trên trống đồng mang ý nghĩa tín ngưỡng vật tổ, mà vật tổ đây là một loài chim. Trong truyền thuyết của người Việt, người Mường có câu chuyện trăm trứng mang ý nghĩa vật tổ.Cuộc hôn nhân Bố Rồng(Lạc Long)-Mẹ Âu (Âu Cơ) phản ánh sự liên kết của hai bộ lạc thờ Rồng và thờ Chim thần. Theo dõi những hình người khắc trên trống đồng, chúng ta thấy những nhân vật chiếm vị trí trung tâm trong các sinh hoạt và nghi lễ thường được hoá trang thành chim, họ tự trang sức mình bằng những chiếc mũ hình chim, hoặc bộ quần áo lông chim, thậm chí những vũ khí, công cụ sản xuất, mũi thuyền, nóc nhà cũng làm theo hình chim, được trang trí hình chim, được trang sức lông chim. Hình ảnh người - chim Việt cổ chẳng những thể hiện một cách có hệ thống trên các trống đồng mà còn thấy trên nhiều thạp đồng, rìu đồng nữa. Chính loài chim bay, có mào, cổ và chân dài, có mặt trên hầu khắp các trống Đông Sơn từ chiếc sớm nhất đến chiếc muộn nhất, giống chim nước gần với loài cò, sếu, vạc ấy là chim vật tổ của người Việt cổ.
Hình ảnh vật tổ Rồng (giao long) giống vật thần thoại kết hợp trong mình nó những nét của cá sấu, rắn nước... thấy khắc trên thạp đồng Đào Thịnh (Yên Bái), trên rìu đồng Đông Sơn, trên mảnh áo giáp đồng tìm thấy ở Hà Nam. Vật tổ hươu (người Mường gọi hươu là mẹ, cá là cha) thấy khắc trên mặt nhiều trống đồng, trên thạp Việt Khê và trên rìu Đông Sơn - Vật tổ cóc (dân gian ta suy tôn cóc là cậu ông trời) cũng thấy trên nhiều trống đồng (Hữu Chung, Đông Hiếu, Đa Bút, Phú Phương, Nông Cống, Thôn Bùi, Chợ Bờ, Đắc Giao, Thôn Mông...) Trong số những con vật thiêng này tách ra một cặp quan trọng đó là cặp Rồng - Chim phản ánh sự kết hợp giữa hai bộ lạc lớn thờ Rồng và thờ Chim, sự hình thành liên minh bộ lạc người Việt cổ lấy tổ hợp bộ lạc Rồng - Chim làm nồng cốt. Cảnh đua thuyền, cảnh hiến tế, cảnh đánh trống, đánh chiêng, giã gạo, múa nhảy thấy trên trống đồng đều là những nghi lễ liên quan đến tín ngưỡng nông nghiệp, có thể xem đó là cảnh lễ cầu mùa, hội mừng mùa, những ngày hội lễ tiêu biểu của nền văn minh nông nghiệp Việt cổ.
- Trống đồng Đông Sơn còn cho chúng ta những hình ảnh cụ thể về trang phục, về nghệ thuật kiến trúc, chạm khắc, trang trí, nghệ thuật ca múa nhạc của người Việt cổ.
Trang phục
Quần áo được tả trên trống có các loại như : áo hai vạt ngắn, áo hai vạt dài, váy, khố...Họ đội nhiều loại mũ, tết các kiểu tóc khác nhau.
Nghệ thuật kiến trúc
Dựa theo những hình khắc trên trống đồng thấy có 2 loại hình kiến trúc là nhà sàn mái cong và nhà sàn mái tròn. Nhà có 2 cột chống ở phía đầu nhà, hai đầu và ở giữa có kê thang để lên sàn. Nhà mái tròn thường có một người (hoặc không có người) đứng giữa cửa, hai bên của có chắn phên. Nhà mái tròn có thể liên quan đến tín ngưỡng và tạm gọi là "nhà thờ". Còn những ngôi nhà có mái cong như hình thuyền lại có nhiều người có thể liên hệ rằng đó là "nhà ở". Hai góc mái có những đường hồi hoa văn trang trí. Có thể nói nhà sàn là loại hình kiến trúc chủ yếu của người Lạc Việt.
Tượng trang trí
Có tượng hình chó trên mặt trống nhỏ Đông Sơn, tượng cóc trên mặt các trống nhóm C. Hình tượng còn rất sơ lược nhưng nếu so sánh với thời đại hậu kỳ đồ đá mới có nghệ thuật vẫn chỉ là dạng hoa văn minh họa, thì chúng ta mới thấy bước tiến bộ về mặt nghệ thuật cũng như về kỹ thuật điêu khắc ở thời đại đồ đồng.
Vũ nghệ
Trên trống đồng, những người múa thường được phục trang bằng những bộ quần áo như : mũ lông chim cao hoặc mặt nạ, tay đôi tkhi cầm vũ khí. Mỗi tốp người múa thường có từ 3,4 hoặc 6 đến 7 người. Trong tốp này có người thổi khèn còn những người còn lại biểu hiện theo một động tác thống nhất, chuyển động từ trái sang phải, người sau nối tiếp người trước một quãng đều đặn, tất cả điều hành vòng quanh ngôi sao (mặt trời).
Âm nhạc
Theo hình khắc trên trống đồng thì thấy có hai loại nhạc khí được sử dụng bấy giờ là khèn và trống. Có hai cách sử dụng trống :
Trống một người biểu diễn như hình người cầm trống trong nhà hay trên thuyền để giữ nhịp.
Trống diễn tấu trong một dàn trống. Người đánh trống ngồi hoặc đứng trên sàn, cầm gậy dài đánh theo chiều đứng. Trống được đặt trên những chiếc giá sát đất. Kiểu đánh này vẫn được nhìn thấy hiện nay ở những ngày hội của đồng bào Mường ở các tỉnh Hoà Bình.
Nghệ thuật tạo hình
Nghệ thuật trống đồng khá độc đáo, đặc trưng bởi kỹ thuật khắc chạm trên khuôn tạo ra những hình ảnh khắc chìm chủ yếu trên mặt trống, còn trên thân trống thì là hình khắc hơi nổi. Nghệ nhân đã xây dựng hình ảnh trong những bố cục tròn trên mặt trống và ô chữ nhật trên thân trống, bên trong loại bố cục này thì hình ảnh được sắp xếp rất cân đối. Hình ảnh con người luôn được dĩen tả theo tư thế động : múa, giã gạo, đánh trống, bơi chải...Về mặt bố cục, tất cả người, động vật đều diễu hành quanh ngôi sao giữa mặt trống. Đặc biệt, phần tạo hình ở đây hơi giống kiểu tạo hình Ai Cập. Ví dụ : tốp người múa trên mặt trống có ngực hướng thẳng về phía khán giả, chân và đầu theo lối nhìn nghiêng. Còn trong hình chim bay thì thân cánh và đuôi được tả theo hình nhìn từ trên xuống, còn đầu thì theo lối nhìn nghiêng.
Những kiến thức khoa học
Kỹ thuật đúc: Trống đồng là một hiện vật khá lớn. Chiếc trống cỡ lớn có đường kính mặt trống xấp xỉ 90 cm, chiều cao trên dưới 60 cm, nặng gần 100 kg, hình thể phức tạp : tang trống phần trên phình ra hình nón cụt, giữa thắt lại hình trụ tròn, phần chân loe ra hình phễu. Để đúc một vật như vậy không hề đơn giản. Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng trống được đúc bằng khuôn hai mảnh, rìa mặt trống còn để lại những dấu vết cách đều, đó là dấu vết con kê để căn đều chiều dày thành trống trên khuôn đúc. Để đúc thành công như vậy thì người nghệ nhân phải đạt được hàng loạt các yêu cầu về kỹ thuật như phải có một nhiệt độ cao để nung chảy hợp kim đồng, phải tìm được vật liệu chịu lửa để làm khuôn đúc, phải nắm vững được tính năng hóa lý của mỗi kim loại trong hợp kim đồng, đặc biệt là phải có kỹ thuật đúc với tay nghề thành thạo. Quan sát hệ thống hoa văn dày đặc và tinh xảo trên trống Ngọc Lũ 1 và trống Hoàng Hạ có thể kết luận được xã hội Lạc Việt có những người thợ đúc lành nghề.
Số lượng những cánh sao, động vật, những hình thuyền trong vành hầu hết đều là số chẵn. Điều này chứng tỏ người Lạc Việt đã rất chú ý đến việc tính đếm. Trong số những số lượng cánh sao nổi bật lên là con số 12 (chiếm 46,1% tổng số). Số này liên quan đến số lượng tháng trong một năm.
Các nhóm thuyền khắc trên trống thể hiện sự phát triển về kỹ thuật quân sự của thời này. Trong số 436 người được khắc trên các trống có 175 người cầm vũ khí (40,1%). Các loại vũ khí gồm : giáo, rìu, cung, dao găm và mộc.
- Quan niệm tôn giáo của người Việt cổ: tục sùng bái mặt trời và chim vật tổ
Ngôi sao trên mặt trống đồng là biểu trưng cho mặt trời mà tục thờ mặt trời là một hình thức của đạo sùng bái tự nhiên được phản ảnh rộng rãi trong phong tục tập quán cổ truyền của người Việt. Những hình người hoá trang thành chim trên trống đồng mang ý nghĩa tín ngưỡng vật tổ, mà vật tổ đây là một loài chim. Trong truyền thuyết của người Việt, người Mường có câu chuyện trăm trứng mang ý nghĩa vật tổ.Cuộc hôn nhân Bố Rồng(Lạc Long)-Mẹ Âu (Âu Cơ) phản ánh sự liên kết của hai bộ lạc thờ Rồng và thờ Chim thần. Theo dõi những hình người khắc trên trống đồng, chúng ta thấy những nhân vật chiếm vị trí trung tâm trong các sinh hoạt và nghi lễ thường được hoá trang thành chim, họ tự trang sức mình bằng những chiếc mũ hình chim, hoặc bộ quần áo lông chim, thậm chí những vũ khí, công cụ sản xuất, mũi thuyền, nóc nhà cũng làm theo hình chim, được trang trí hình chim, được trang sức lông chim. Hình ảnh người - chim Việt cổ chẳng những thể hiện một cách có hệ thống trên các trống đồng mà còn thấy trên nhiều thạp đồng, rìu đồng nữa. Chính loài chim bay, có mào, cổ và chân dài, có mặt trên hầu khắp các trống Đông Sơn từ chiếc sớm nhất đến chiếc muộn nhất, giống chim nước gần với loài cò, sếu, vạc ấy là chim vật tổ của người Việt cổ.
Hình ảnh vật tổ Rồng (giao long) giống vật thần thoại kết hợp trong mình nó những nét của cá sấu, rắn nước... thấy khắc trên thạp đồng Đào Thịnh (Yên Bái), trên rìu đồng Đông Sơn, trên mảnh áo giáp đồng tìm thấy ở Hà Nam. Vật tổ hươu (người Mường gọi hươu là mẹ, cá là cha) thấy khắc trên mặt nhiều trống đồng, trên thạp Việt Khê và trên rìu Đông Sơn - Vật tổ cóc (dân gian ta suy tôn cóc là cậu ông trời) cũng thấy trên nhiều trống đồng (Hữu Chung, Đông Hiếu, Đa Bút, Phú Phương, Nông Cống, Thôn Bùi, Chợ Bờ, Đắc Giao, Thôn Mông...) Trong số những con vật thiêng này tách ra một cặp quan trọng đó là cặp Rồng - Chim phản ánh sự kết hợp giữa hai bộ lạc lớn thờ Rồng và thờ Chim, sự hình thành liên minh bộ lạc người Việt cổ lấy tổ hợp bộ lạc Rồng - Chim làm nồng cốt. Cảnh đua thuyền, cảnh hiến tế, cảnh đánh trống, đánh chiêng, giã gạo, múa nhảy thấy trên trống đồng đều là những nghi lễ liên quan đến tín ngưỡng nông nghiệp, có thể xem đó là cảnh lễ cầu mùa, hội mừng mùa, những ngày hội lễ tiêu biểu của nền văn minh nông nghiệp Việt cổ.
- Trống đồng Đông Sơn còn cho chúng ta những hình ảnh cụ thể về trang phục, về nghệ thuật kiến trúc, chạm khắc, trang trí, nghệ thuật ca múa nhạc của người Việt cổ.
Trang phục
Quần áo được tả trên trống có các loại như : áo hai vạt ngắn, áo hai vạt dài, váy, khố...Họ đội nhiều loại mũ, tết các kiểu tóc khác nhau.
Nghệ thuật kiến trúc
Dựa theo những hình khắc trên trống đồng thấy có 2 loại hình kiến trúc là nhà sàn mái cong và nhà sàn mái tròn. Nhà có 2 cột chống ở phía đầu nhà, hai đầu và ở giữa có kê thang để lên sàn. Nhà mái tròn thường có một người (hoặc không có người) đứng giữa cửa, hai bên của có chắn phên. Nhà mái tròn có thể liên quan đến tín ngưỡng và tạm gọi là "nhà thờ". Còn những ngôi nhà có mái cong như hình thuyền lại có nhiều người có thể liên hệ rằng đó là "nhà ở". Hai góc mái có những đường hồi hoa văn trang trí. Có thể nói nhà sàn là loại hình kiến trúc chủ yếu của người Lạc Việt.
Tượng trang trí
Có tượng hình chó trên mặt trống nhỏ Đông Sơn, tượng cóc trên mặt các trống nhóm C. Hình tượng còn rất sơ lược nhưng nếu so sánh với thời đại hậu kỳ đồ đá mới có nghệ thuật vẫn chỉ là dạng hoa văn minh họa, thì chúng ta mới thấy bước tiến bộ về mặt nghệ thuật cũng như về kỹ thuật điêu khắc ở thời đại đồ đồng.
Vũ nghệ
Trên trống đồng, những người múa thường được phục trang bằng những bộ quần áo như : mũ lông chim cao hoặc mặt nạ, tay đôi tkhi cầm vũ khí. Mỗi tốp người múa thường có từ 3,4 hoặc 6 đến 7 người. Trong tốp này có người thổi khèn còn những người còn lại biểu hiện theo một động tác thống nhất, chuyển động từ trái sang phải, người sau nối tiếp người trước một quãng đều đặn, tất cả điều hành vòng quanh ngôi sao (mặt trời).
Âm nhạc
Theo hình khắc trên trống đồng thì thấy có hai loại nhạc khí được sử dụng bấy giờ là khèn và trống. Có hai cách sử dụng trống :
Trống một người biểu diễn như hình người cầm trống trong nhà hay trên thuyền để giữ nhịp.
Trống diễn tấu trong một dàn trống. Người đánh trống ngồi hoặc đứng trên sàn, cầm gậy dài đánh theo chiều đứng. Trống được đặt trên những chiếc giá sát đất. Kiểu đánh này vẫn được nhìn thấy hiện nay ở những ngày hội của đồng bào Mường ở các tỉnh Hoà Bình.
Nghệ thuật tạo hình
Nghệ thuật trống đồng khá độc đáo, đặc trưng bởi kỹ thuật khắc chạm trên khuôn tạo ra những hình ảnh khắc chìm chủ yếu trên mặt trống, còn trên thân trống thì là hình khắc hơi nổi. Nghệ nhân đã xây dựng hình ảnh trong những bố cục tròn trên mặt trống và ô chữ nhật trên thân trống, bên trong loại bố cục này thì hình ảnh được sắp xếp rất cân đối. Hình ảnh con người luôn được dĩen tả theo tư thế động : múa, giã gạo, đánh trống, bơi chải...Về mặt bố cục, tất cả người, động vật đều diễu hành quanh ngôi sao giữa mặt trống. Đặc biệt, phần tạo hình ở đây hơi giống kiểu tạo hình Ai Cập. Ví dụ : tốp người múa trên mặt trống có ngực hướng thẳng về phía khán giả, chân và đầu theo lối nhìn nghiêng. Còn trong hình chim bay thì thân cánh và đuôi được tả theo hình nhìn từ trên xuống, còn đầu thì theo lối nhìn nghiêng.
Những kiến thức khoa học
Kỹ thuật đúc: Trống đồng là một hiện vật khá lớn. Chiếc trống cỡ lớn có đường kính mặt trống xấp xỉ 90 cm, chiều cao trên dưới 60 cm, nặng gần 100 kg, hình thể phức tạp : tang trống phần trên phình ra hình nón cụt, giữa thắt lại hình trụ tròn, phần chân loe ra hình phễu. Để đúc một vật như vậy không hề đơn giản. Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng trống được đúc bằng khuôn hai mảnh, rìa mặt trống còn để lại những dấu vết cách đều, đó là dấu vết con kê để căn đều chiều dày thành trống trên khuôn đúc. Để đúc thành công như vậy thì người nghệ nhân phải đạt được hàng loạt các yêu cầu về kỹ thuật như phải có một nhiệt độ cao để nung chảy hợp kim đồng, phải tìm được vật liệu chịu lửa để làm khuôn đúc, phải nắm vững được tính năng hóa lý của mỗi kim loại trong hợp kim đồng, đặc biệt là phải có kỹ thuật đúc với tay nghề thành thạo. Quan sát hệ thống hoa văn dày đặc và tinh xảo trên trống Ngọc Lũ 1 và trống Hoàng Hạ có thể kết luận được xã hội Lạc Việt có những người thợ đúc lành nghề.
Số lượng những cánh sao, động vật, những hình thuyền trong vành hầu hết đều là số chẵn. Điều này chứng tỏ người Lạc Việt đã rất chú ý đến việc tính đếm. Trong số những số lượng cánh sao nổi bật lên là con số 12 (chiếm 46,1% tổng số). Số này liên quan đến số lượng tháng trong một năm.
Các nhóm thuyền khắc trên trống thể hiện sự phát triển về kỹ thuật quân sự của thời này. Trong số 436 người được khắc trên các trống có 175 người cầm vũ khí (40,1%). Các loại vũ khí gồm : giáo, rìu, cung, dao găm và mộc.
Nguồn: Sưu tầm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét