Chiếc bình Tỳ Bà vẽ hoa lam có giá 521.000 USD được người Anh mua trong một cuộc đấu giá và được người Mỹ in trên con tem, rồi chiếc đầu Rồng gốm đặt tại trụ sở Liên hợp quốc đều là sản phẩm gốm của Chu Đậu được trục vớt từ con tàu đắm tại Cù Lao Chàm...
Tại sao con tem nước Mỹ lại in hình chiếc bình Tỳ Bà gốm cổ của nước Đại Việt (Lê Sơ 1428-1504)?
Nhớ lại năm 1980, ông Ma-kô-tô A-na-bu-ki, cán bộ Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã gửi thư cho ông Ngô
Nhớ lại năm 1980, ông Ma-kô-tô A-na-bu-ki, cán bộ Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã gửi thư cho ông Ngô
Duy Đông, Bí thư tỉnh Hải Hưng (cũ) và cho biết: Khi tham quan bảo tàng Hoàng gia Thổ Nhĩ Kỳ đã phát hiện một chiếc bình gốm Hoa lam mà ông cho đó là của Việt Nam chứ không phải của Trung Quốc như một số người phương Tây nhận xét. Chiếc bình quý này được đánh giá rất cao, mua bảo hiểm với giá một triệu đô-la.
Được tin này tỉnh Hải Hưng đã cùng các nhà nghiên cứu và khảo cổ ra sức khai quật theo địa chỉ do ông Ma-kô-tô cung cấp với chỉ dẫn từ chiếc bình Tỳ Bà có lưu bút: Thái Hòa bát niên Nam Sách Châu tượng nhân Bùi Thị Hý bút (nghĩa là: Thái Hòa năm thứ tám (1450) Nam Sách Châu tượng nhân Bùi Thị Hý vẽ).
... Khi đó hàng chục nghìn mét đất ở Hải Dương được xới tung lên để tìm tung tích các lò gốm cổ có địa danh trên vai chiếc bình Hoa lam đắt giá vào loại nhất thế giới này. Cùng đó ở ngoài Biển Đông hàng chục công ty trục vớt nước ngoài cùng với nhiều chuyên gia khảo cổ hàng đầu thế giới tham gia khai quật lớn để trục vớt con tàu đắm ở Cù Lao Chàm. Công cuộc tìm kiếm này có sự tham gia của Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Xí nghiệp Liên hiệp trục vớt cứu hộ Việt Nam, Công ty SAGA (Ma-lai-xi-a) và Trung tâm khảo cổ học dưới nước OFORD (Anh) đã phối hợp chỉ đạo thực hiện. Thời gian khai quật và hậu khai quật là 16 tháng và tám lần phải dừng vì giông bão. Kết quả khai quật khảo cổ học đại dương lớn và tốn kém này đã thu về cho Việt Nam hơn 240 nghìn cổ vật quý giá.
Được tin này tỉnh Hải Hưng đã cùng các nhà nghiên cứu và khảo cổ ra sức khai quật theo địa chỉ do ông Ma-kô-tô cung cấp với chỉ dẫn từ chiếc bình Tỳ Bà có lưu bút: Thái Hòa bát niên Nam Sách Châu tượng nhân Bùi Thị Hý bút (nghĩa là: Thái Hòa năm thứ tám (1450) Nam Sách Châu tượng nhân Bùi Thị Hý vẽ).
... Khi đó hàng chục nghìn mét đất ở Hải Dương được xới tung lên để tìm tung tích các lò gốm cổ có địa danh trên vai chiếc bình Hoa lam đắt giá vào loại nhất thế giới này. Cùng đó ở ngoài Biển Đông hàng chục công ty trục vớt nước ngoài cùng với nhiều chuyên gia khảo cổ hàng đầu thế giới tham gia khai quật lớn để trục vớt con tàu đắm ở Cù Lao Chàm. Công cuộc tìm kiếm này có sự tham gia của Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Xí nghiệp Liên hiệp trục vớt cứu hộ Việt Nam, Công ty SAGA (Ma-lai-xi-a) và Trung tâm khảo cổ học dưới nước OFORD (Anh) đã phối hợp chỉ đạo thực hiện. Thời gian khai quật và hậu khai quật là 16 tháng và tám lần phải dừng vì giông bão. Kết quả khai quật khảo cổ học đại dương lớn và tốn kém này đã thu về cho Việt Nam hơn 240 nghìn cổ vật quý giá.
Người ta phát hiện ra con tàu gỗ chở đồ gốm đi biển bị đắm vào khoảng giữa thế kỷ 15. Điều kỳ lạ là bị ngâm dưới biển ở độ sâu 70m nhưng một số thứ mà con thuyền mang theo vẫn còn dáng vẻ dễ nhận diện: đó là nhãn Hải Hưng còn tươi mà thủy thủ trong đoàn chưa kịp ăn thì tàu bị gặp nạn.
Mấu chốt của câu chuyện Chiếc bình Tỳ Bà trên con tem nước Mỹ được bắt nguồn từ đây! Chắc ai đó sẽ hỏi: 'Nhãn thì liên quan gì đến chiếc bình Tỳ Bà trên con tem?'. Xin thưa. Có đấy! Vì những quả nhãn gốc từ Hải Hưng, đã minh chứng quê hương của chủ nhân con tàu bị đắm này là bà Bùi Thị Hý. Điều đáng khâm phục là bà vừa là nhà sản xuất gốm, vừa là người tổ chức thương thuyền vượt biển đi buôn bán với nhiều nước.
Nói về chuyện đi biển của bà Bùi Thị Hý, khó ai có thể tin được là ngay từ thế kỉ 15 người Việt Nam đã có thương thuyền vượt sóng gió Biển Đông đưa hàng (chủ yếu là đồ gốm) đến nhiều nước. Nhìn lại toàn cảnh nhân loại thời bấy giờ giữa các châu lục là khoảng cách xa vời vợi. Cơ-rít-xtốp-phơ Cô-lông (1450-1506) bắt đầu hành trình từ cảng Palot Tây Ban Nha căng buồm trên biển và tìm được miền đất mới (nước Mỹ), thì ở thời này thương thuyền bà Bùi Thị Hý đã có mặt trên nhiều thương cảng thế giới. Nói cụ thể hơn lúc Cơ-rít-xtốp-phơ Cô-lông đi biển thì bà Bùi Thị Hý đã ở tuổi 73 và trở về quê cha (Quang Ánh - Gia Lộc - Hải Dương) xây chùa Viên Quang ẩn tuổi già.
Di vật quý vượt biển của bà là tấm la bàn bằng đá cẩm thạch kích thước 17x17x7cm vừa được tìm thấy trên mảnh đất ngay nơi cụ thân sinh bà từng sinh sống. Trên la bàn có chữ Châm bàn Chu Hải Khứ, Bùi Thị Hý, nghĩa bàn kim chỉ đường cho thuyền biển của Bùi Thị Hý. La bàn này về nguyên lý tương tự như la bàn đi biển thời Cơ-rít-xtốp-phơ Cô-lông.
Cho đến nay chúng ta vẫn chưa có điều kiện tìm hiểu xem bà đã dẫn thương thuyền của mình vượt biển khơi bao nhiêu lần. Nhưng theo những thống kê gần đây cho thấy có hơn 40 bảo tàng quốc gia đang tàng giữ gốm Chu Đậu.
Theo những nhà nghiên cứu mới đây, bà Bùi Thị Hý ngoài công việc làm gốm như vuốt bình, vuốt lọ và vẽ giỏi, bà còn có tài nặn tượng, nặn rồng, nặn nghê... bà đã để lại một con rồng đất đặt trên ngã ba sông Định Đào quê hương mình. Nhân dân ở Gia Lộc (Hải Dương) vẫn còn giữ được một số di vật tại Gò Hình Nhân thuộc gia tộc của bà có liên quan đến con rồng này. Thật bất ngờ là chiếc đầu rồng thể hiện nét văn hóa Việt được trưng bày tại trụ sở Liên hợp quốc là gốm Chu Đậu cũng gần giống với dáng vẻ đầu rồng ở quê bà.
Nguồn: Sưu tầm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét