Tính đến năm 2011, Việt Nam đã có 7 di sản văn hoá và thiên nhiên, 6 di sản là kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại đã được UNESCO công nhận. Trong những năm gần đây, Việt Nam luôn là điểm dừng chân của du khách nước ngoài. Và trong những lý do hấp dẫn du khách, phải kể đến sự đóng góp của những di sản thế giới.
1. Kinh đô Huế
Kinh đô Huế là một thành phố ở miền Trung
Việt Nam. Trong gần 400 năm (1558-1945), Huế đã từng là thủ phủ của 9
đời chúa Nguyễn ở xứ Đàng Trong, của vua Quang Trung và 13 đời vua
Nguyền sau này. Là kinh đô một thời của Việt Nam, Huế nổi tiếng với một
hệ thống những đền, chùa, thành quách, lăng tẩm, kiến trúc hết sức nguy
nga tráng lệ gắn liền với cảnh quan thiên nhiên núi sông thơ mộng. Bên
cạnh đó, Huế còn là trung tâm văn hóa của cả nước bởi ở đây vẫn bảo tồn
được những giá trị văn hóa truyền thống hết sức đặc trưng của đất kinh
kỳ. Quần thể di tích cố đô và lăng tẩm các vua triều Nguyễn Huế đã được
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận
là Di sản văn hoá thế giới năm 1993
2. Vịnh Hạ Long
2. Vịnh Hạ Long
Vịnh Hạ Long là một di sản độc đáo vì nó
chứa đựng những dấu tích quan trọng trong quá trình hình thành và phát
triển lịch sử trái đất, là cái nôi cư trú của người Việt cổ, đồng thời
là tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại của thiên nhiên với sự hiện diện
của hàng ngàn đảo đá muôn hình vạn trạng với nhiều hang động kỳ thú quần
tụ thành một thế giới vừa sinh động vừa huyền bí. Bên cạnh đó, vịnh Hạ
Long còn là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái
điển hình như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ
sinh thái rừng cây nhiệt đới... cùng với hàng ngàn loài động thực vật vô
cùng phong phú, đa dạng. Năm 1994, UNESCO đã chính thức công nhận vịnh
Hạ Long là Di sản Thiên nhiên thế giới. Đến năm 2000, vịnh Hạ Long tiếp
tục được UNESCO công nhận lần thứ hai là Di sản thế giới về các giá trị
địa chất, địa mạo và lịch sử văn hóa.
3. Khu di tích Mỹ Sơn
3. Khu di tích Mỹ Sơn
Khu di tích Mỹ Sơn là một di sản tọa lạc ở
xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh quảnt Nam. Đây là một tổ hợp bao gồm
nhiều đền đài Chămpa nằm trong một thung lũng có đường kính khoảng 2 km
được bao bọc bởi đồi núi. Nơi đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương
triều Chămpa. Với hơn 70 đền tháp được thiết kế theo lối kiến trúc
Chămpa, đây được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của đạo
Hindu (Ấn Độ giáo) ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể
loại này tại Việt Nam. Với những giá trị độc đáo như trên, năm 1999 Khu
di tích Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới.
4. Phố cổ Hội An
4. Phố cổ Hội An
Phố cổ Hội An thuộc thị xã Hội An, tỉnh
Quảng Nam. Đây là một khu phố cổ được hình thành từ thế kỷ XVI-XVII,
trước đây là thương cảng của miền Trung. Đến nay khu phố cổ Hội An vẫn
bảo tồn gần như nguyên trạng một quần thể di tích kiến trúc gồm nhiều
loại hình như: nhà ở, hội quán, đình chùa, miếu, giếng, cầu, nhà thờ
tộc, bến cảng, chợ... kết hợp với đường giao thông ngang dọc tạo thành
các ô vuông kiểu bàn cờ, mô hình phổ biến của các đô thị thương nghiệp
phương Đông thời Trung đại. Cùng cuộc sống thường ngày của cư dân với
những tập quán, sinh hoạt văn hóa lâu đời đang được duy trì một cách khá
bền vững, Hội An hiện là một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô
thị thời phong kiến. Phố cổ Hội An đã được UNESCO công nhận là Di sản
văn hóa thế giới năm 1999.
5. Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
5. Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là một
khu bảo tồn thiên nhiên tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Đặc trưng
của vườn quốc gia này là các kiến tạo đá vôi, các loại hang động, sông
ngầm và hệ động thực vật quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam và thế
giới. Đặc biệt, ngoài hệ thống sinh cảnh thảm rừng và động vật hoang dã,
vùng này chứa đựng trong lòng nó cả một hệ thống trên 300 hang động lớn
nhỏ được mệnh danh là "vương quốc hang động". Hệ thống động Phong Nha
đã được Hội nghiên cứu hang động Hoàng gia Anh (BCRA) đánh giá là hang
động có giá trị hàng đầu thế giới với 4 điểm nhất: có các sông ngầm dài
nhất, có cửa hang cao và rộng nhất, có những bờ cát rộng và đẹp nhất, có
những thạch nhũ đẹp nhất. Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã được
UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới năm 2003.
6. Hoàng Thành Thăng Long
Hoàng thành Thăng Long là quần thể di
tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long - Hà Nội bắt đầu từ thời kỳ
từ tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh - Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn.
Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong
nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong
hệ thống các di tích Việt Nam.Những giá trị nổi bật toàn cầu của khu di
sản này được ghi nhận bởi 3 đặc điểm nổi bật: Chiều dài lịch sử văn hóa
suốt 13 thế kỷ; Tính liên tục của di sản với tư cách là một trung tâm
quyền lực và các tầng di tích di vật đa dạng, phong phú.
Khu Trung tâm hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 2010.
7. Nhã nhạc Cung đình Huế
Nhã nhạc Cung đình Huế là di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên của Việt Nam được thế giới công nhận. Trong phần nhận định về nhã nhạc, Hội đồng UNESCO đã đánh giá: “Nhã nhạc Việt Nam mang ý nghĩa "âm nhạc tao nhã". Nhã nhạc đã đề cập đến âm nhạc cung đình Việt Nam được trình diễn tại các lễ thường niên bao gồm các lễ kỷ niệm và những ngày lễ tôn giáo cũng như các sự kiện đặc biệt như: Lễ đăng quang, lễ tang hay những dịp đón tiếp chính thức. Trong các thể loại phong phú đã được phát triển tại Việt Nam, chỉ có nhã nhạc mang tầm quốc gia". Nhã nhạc Cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là “Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại” năm 2003.
8. Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên
Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên trải dài trên 5 tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng. Chủ thể của không gian văn hóa này gồm nhiều dân tộc khác nhau như: Ê-đê, Ba-na, Mạ, Lăc... Văn hóa cồng chiêng là loại hình nghệ thuật gắn với lịch sử văn hóa của các dân tộc thiểu số sống dọc Trường Sơn – Tây Nguyên. Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên sử dụng cồng chiêng theo cách thức riêng để chơi những bản nhạc của riêng dân tộc mình, nhất là vào dịp lễ hội, chào đón năm mới, mừng nhà mới... Trải qua bao năm tháng, cồng chiêng đã trở thành nét văn hóa đặc trưng, đầy sức quyến rũ và hấp dẫn của vùng đất Tây Nguyên. Năm 2005 “Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên” đã chính thức được UNESCO công nhận là “ Kiệt tác di sản văn hoá phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại ”.
Nhã nhạc Cung đình Huế là di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên của Việt Nam được thế giới công nhận. Trong phần nhận định về nhã nhạc, Hội đồng UNESCO đã đánh giá: “Nhã nhạc Việt Nam mang ý nghĩa "âm nhạc tao nhã". Nhã nhạc đã đề cập đến âm nhạc cung đình Việt Nam được trình diễn tại các lễ thường niên bao gồm các lễ kỷ niệm và những ngày lễ tôn giáo cũng như các sự kiện đặc biệt như: Lễ đăng quang, lễ tang hay những dịp đón tiếp chính thức. Trong các thể loại phong phú đã được phát triển tại Việt Nam, chỉ có nhã nhạc mang tầm quốc gia". Nhã nhạc Cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là “Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại” năm 2003.
8. Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên
Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên trải dài trên 5 tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng. Chủ thể của không gian văn hóa này gồm nhiều dân tộc khác nhau như: Ê-đê, Ba-na, Mạ, Lăc... Văn hóa cồng chiêng là loại hình nghệ thuật gắn với lịch sử văn hóa của các dân tộc thiểu số sống dọc Trường Sơn – Tây Nguyên. Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên sử dụng cồng chiêng theo cách thức riêng để chơi những bản nhạc của riêng dân tộc mình, nhất là vào dịp lễ hội, chào đón năm mới, mừng nhà mới... Trải qua bao năm tháng, cồng chiêng đã trở thành nét văn hóa đặc trưng, đầy sức quyến rũ và hấp dẫn của vùng đất Tây Nguyên. Năm 2005 “Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên” đã chính thức được UNESCO công nhận là “ Kiệt tác di sản văn hoá phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại ”.
9. Quan họ
Quan họ (còn được gọi là Quan họ Bắc Ninh hay Quan họ Kinh Bắc...) là những làn điệu dân ca của vùng đồng bằng Bắc Bộ, Việt Nam; tập trung chủ yếu ở vùng Kinh Bắc
- tức Bắc Ninh và Bắc Giang. Tên gọi Quan họ Bắc Ninh không có nghĩa
tỉnh Bắc Ninh là chủ thể chính của thể loại dân ca này, Bắc Ninh hay Kinh Bắc
được hiểu là vùng đất cũ gồm hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Tuy nhiên,
loại hình dân ca này chủ yếu phát triển mạnh ở vùng ven sông Cầu, một
ranh giới tự nhiên của hai tỉnh. Theo các nhà nghiên cứu, tên gọi di sản
này có thể thay đổi theo thời gian, do các chủ thể văn hóa tạo ra.
Ngày 30 tháng 9 năm 2009, tại kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO
Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (từ ngày 28 tháng 9 tới ngày 2 tháng
10 năm 2009), quan họ đã được công nhận là di sản phi vật thể đại diện
của nhân loại
10. Ca trù
Hát ca trù hay hát ả đào là một bộ môn nghệ thuật truyền thống của miền Bắc Việt Nam kết hợp hát cùng một số nhạc cụ dân tộc. Xuất hiện vào đầu thế kỷ XV và thịnh hành từ thế kỷ 15, từng là một loại ca trong cung đình và được giới quý tộc và học giả yêu thích.Trải
qua những biến cố thăng trầm lịch sử, ca trù có lúc tưởng chừng như
không thể tồn tại được, nhưng với những đặc trưng về loại hình nghệ
thuật độc đáo, sự phối hợp tuyệt vời giữa ca từ và giọng hát hoà cùng
các nhạc khí: phách, đàn đáy, trống chầu… cho tới ngày nay, ca trù đã
khẳng định được vị trí quan trọng không chỉ của Việt Nam mà của cả nhân
loại.
Ngày 1 tháng 10 năm 2009, tại kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO
Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (từ ngày 28 tháng 9 tới ngày 2 tháng
10 năm 2009), ca trù đã được công nhận là di sản phi vật thể cần bảo vệ
khẩn cấp.
11. Hội Gióng
Hội Gióng là một lễ hội truyền thống hàng năm được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng Hà Nội
để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết
Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Có 2
hội Gióng tiêu biểu ở Hà Nội là hội Gióng Sóc Sơn ở đền Sóc xã Phù Linh,
huyện Sóc Sơn và hội Gióng Phù Đổng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện
Gia Lâm đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Giá trị nổi bật toàn cầu ở hội Gióng chính là một hiện tượng văn hóa
được bảo lưu, trao truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ. Mặc
dù ở gần trung tâm thủ đô và đời sống cộng đồng trải qua nhiều biến
động do chiến tranh, do sự xâm nhập và tiếp biến văn hóa, hội Gióng vẫn
tồn tại một cách độc lập và bền vững.
Ngoài ra còn hơn 10 hội gióng cũng thuộc địa bàn Hà Nội
(gọi là vùng lan tỏa vì chưa được Unesco công nhận) như: hội Gióng Bộ
Đầu xã Bộ Đầu, huyện Thường Tín; lễ hội thờ Thánh Gióng ở các làng Đặng
Xá, Lệ Chi (huyện Gia Lâm); các làng Phù Lỗ Đoài, Thanh Nhàn, Xuân Lai
(huyện Sóc Sơn); Sơn Du, Cán Khê, Đống Đồ (huyện Đông Anh); Xuân Tảo
(huyện Từ Liêm); làng Hội Xá (Quận Long Biên).
Ngày 16-11-2010, tại thành phố Narôbi (Thủ đô Kenya), Kỳ
họp thứ 5 của Uỷ ban Liên Chính phủ theo Công ước năm 2003 của UNESCO
chính thức công nhận Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc là Di sản văn
hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.
12. Thành nhà Hồ
Thành Tây Đô (hay còn gọi là thành nhà Hồ, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai)
là kinh đô nước Đại Ngu (quốc hiệu Việt Nam thời nhà Hồ), nằm trên địa
phận nay thuộc tỉnh Thanh Hóa. Đây là tòa thành kiên cố với kiến trúc
độc đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam, có giá trị và độc đáo
nhất, duy nhất còn lại ở Đông Nam Á và là một trong rất ít những thành
lũy bằng đá còn lại trên thế giới[1]. Thành
được xây dựng trong thời gian ngắn, chỉ khoảng 3 tháng (từ tháng Giêng
đến tháng 3 năm 1397) và cho đến nay, dù đã tồn tại hơn 6 thế kỷ nhưng
tòa thành này còn lại tương đối nguyên vẹn.
Ngày 27 tháng 6 năm 2011, sau 6 năm đệ trình hồ sơ, Thành nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
13. Hát xoan
Hát xoan
là loại hình dân ca lễ nghi phong tục hát thờ thần, thành hoàng với
hình thức nghệ thuật đa yếu tố: có nhạc, hát, múa; thường được biểu diễn
vào dịp đầu xuân, phổ biến ở vùng đất tổ Hùng Vương - Phú Thọ, một tỉnh
thuộc vùng trung du Việt Nam.
Hát xoan Phú Thọ đã hội đủ các yêu cầu cần thiết của UNESCO
để được công nhận là: Tính giá trị, tính cộng đồng trong việc sáng tạo
và truyền dạy từ đời này qua đời khác; Sức sống mạnh mẽ của hát xoan
cũng như các cam kết bảo vệ nghệ thuật này không bị biến mất trong đời
sống hiện đại; Đây là một số ít những hồ sơ nhận được toàn bộ sự ủng hộ
của hội đồng tư vấn khoa học xét duyệt sơ khảo trước đó.
Hát Xoan là một di sản văn hóa phi vật
thể quý giá của vùng đất Tổ Hùng Vương. Hát Xoan Phú Thọ thuộc loại
hình dân ca lễ nghi phong tục, là hát cửa đình, hội tụ đa yếu tố nghệ
thuật như nhạc, hát, múa... Nguồn gốc của Hát Xoan gắn với những giai
thoại của thời đại Vua Hùng dựng nước.
Các làng xoan gốc đều là những ngôi làng cổ nằm trên địa bàn trung tâm
nước Văn Lang, vì vậy hát xoan còn bảo lưu được nhiều yếu tố văn hóa cổ
của thời đại bình minh dựng nước...
Hát xoan được vinh danh góp phần tôn vinh các giá trị, đạo
lý của Việt Nam, khẳng định vị thế dân tộc Việt Nam trong thời kỳ hội
nhập. Ngày 24/11/2011, Hát Xoan được chính thức công nhận là di sản văn hóa phi vật thể là một thành công rất lớn.
Ngày 24/11/2011, tại Hội nghị lần thứ 6 của Ủy ban liên chính phủ về Bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO tổ chức tại Bali - Indonesia, Hồ sơ Hát Xoan - Phú Thọ của Việt Nam đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Nguồn: Sưu tầm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét