(ĐVO) - Hình tượng rùa đội hạc thường thấy trong các đình chùa, đền miếu ở Việt Nam, qua đó cha ông ta gửi gắm những quan niệm, ý nghĩa và ước vọng sâu sắc, cao cả.
Theo quan niệm của người Việt, rùa là loài bò sát lưỡng cư, có tuổi thọ cao và thân hình vững chắc nên biểu thị cho sự trường tồn. Rùa còn là loài không ăn nhiều, nhịn đói tốt nên được coi là thanh cao, thoát tục.
Chính vì tượng trưng cho sự trường tồn và bất diệt mà hình ảnh rùa đội bia đá, trên bia ghi lại những câu chuyện, lịch sử, danh nhân... thể hiện sự “tín nhiệm“ của ông cha ta khi giao cho rùa việc lưu giữ văn hoá, sử sách được trường tồn với thời gian và dân tộc .
Với người Việt, hạc là loài chim qúy được dùng để tượng trưng cho đạo giáo thần tiên, ở đâu có hạc là ở đó có tiên nên các hoa văn, họa tiết trang trí thường có cảnh tiên cưỡi hạc. Do đó hạc là biểu hiện cho sự tinh tuý, thanh cao.
Theo một câu chuyện truyền thuyết thì hạc và rùa là đôi bạn thân của nhau. Rùa là loài sống ở dưới nước, biết bò. Hạc là loài sống trên cạn, biết bay. Khi trời làm mưa lũ, rùa đã giúp hạc vượt qua vùng nước ngập úng để đến nơi khô ráo. Ngược lại, khi trời hạn hán rùa được hạc giúp đưa đến vùng có nước. Câu chuyện này nói lên lòng chung thuỷ, sự tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn giữa những người bạn tốt.
Chính vì ý nghĩa đó mà rùa và hạc là hai trong số những con vật được người Việt đề cao, biểu thị cho khát vọng tốt đẹp may mắn và chúng có một vị trí quan trọng trong nền văn hoá dân tộc, được sử dụng hình ảnh trang trí trong nhiều đền chùa, miếu mạo ở Việt Nam và còn thể hiện cho sự hoà hợp giữa trời và đất, giữa hai thái cực âm dương.
Nguồn: Hùng Phong
Chính vì tượng trưng cho sự trường tồn và bất diệt mà hình ảnh rùa đội bia đá, trên bia ghi lại những câu chuyện, lịch sử, danh nhân... thể hiện sự “tín nhiệm“ của ông cha ta khi giao cho rùa việc lưu giữ văn hoá, sử sách được trường tồn với thời gian và dân tộc .
Với người Việt, hạc là loài chim qúy được dùng để tượng trưng cho đạo giáo thần tiên, ở đâu có hạc là ở đó có tiên nên các hoa văn, họa tiết trang trí thường có cảnh tiên cưỡi hạc. Do đó hạc là biểu hiện cho sự tinh tuý, thanh cao.
Theo một câu chuyện truyền thuyết thì hạc và rùa là đôi bạn thân của nhau. Rùa là loài sống ở dưới nước, biết bò. Hạc là loài sống trên cạn, biết bay. Khi trời làm mưa lũ, rùa đã giúp hạc vượt qua vùng nước ngập úng để đến nơi khô ráo. Ngược lại, khi trời hạn hán rùa được hạc giúp đưa đến vùng có nước. Câu chuyện này nói lên lòng chung thuỷ, sự tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn giữa những người bạn tốt.
Chính vì ý nghĩa đó mà rùa và hạc là hai trong số những con vật được người Việt đề cao, biểu thị cho khát vọng tốt đẹp may mắn và chúng có một vị trí quan trọng trong nền văn hoá dân tộc, được sử dụng hình ảnh trang trí trong nhiều đền chùa, miếu mạo ở Việt Nam và còn thể hiện cho sự hoà hợp giữa trời và đất, giữa hai thái cực âm dương.
Nguồn: Hùng Phong
0 nhận xét:
Đăng nhận xét